Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực trí tuệ của trẻ em

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thị lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 29 - 31)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực trí tuệ của trẻ em

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ, đó là yếu tố di truyền, hoàn cảnh tự nhiên và môi trƣờng sống, hoạt động cá nhân, chế độ dinh dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ em vấn đề chăm sóc, giáo dục và dinh dƣỡng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng thể chất và phát triển trí tuệ cho trẻ. Do đó, trẻ em cần có sự chăm sóc chu đáo về mọi mặt để phát triển toàn diện, cân đối và hợp lý.

1.3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến IQ

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trí tuệ của con ngƣời chịu ảnh hƣởng khá lớn bởi yếu tố di truyền, sự phát triển trí tuệ của trẻ phụ thuộc vào một phần hệ gen đƣợc thừa hƣởng từ bố mẹ [49].

Lê Nguyễn Bảo Khanh (2016), IQ không liên quan tới khẩu phần dinh dƣỡng nhƣng có mối liên hệ mật thiết với tuổi, trình độ học vấn của mẹ, chỉ số thịnh vƣợng của gia đình, những yếu tố liên quan tới khẩu phần và tình trạng dinh dƣỡng dài hạn của trẻ [22].

Chế độ dinh dƣỡng hợp lý trong lúc nhỏ đƣợc coi là rất quan trọng, sự dinh dƣỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác

về yếu tố môi trƣờng còn cho rằng thai phụ trƣớc khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với các loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hƣởng đến IQ của đứa bé [49].

Một ngƣời có trí thông minh cao, thƣờng ít bị bệnh tật nặng hơn và sống lâu hơn. Điều đó có thể là bởi vì ngƣời có trí thông minh cao, họ có khả năng né tránh những chấn thƣơng, chăm sóc sức khỏe của mình, chống lại trầm cảm và tuyệt vọng tốt hơn, mặt khác, họ cũng thƣờng có đời sống kinh tế khá giả hơn [49].

Một nghiên cứu bao gồm 307 trẻ em, từ 6-19 tuổi bằng cách đo kích cỡ từng phần của não bộ bằng phƣơng pháp MRI, đo các khả năng từ vựng và suy luận đã đƣợc thực hiện (Shaw, 2006). Nghiên cứu cho thấy có một sự liên quan nào đó giữa IQ và cấu trúc của vỏ não - những ngƣời có trí thông minh cao thƣờng có vỏ não mỏng khi nhỏ và dày dần thêm khi lớn lên [49].

1.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí nhớ

Nghiêm Xuân Thăng (1993), nghiên cứu trên học sinh, sinh viên Nghệ Tĩnh tuổi từ 10 – 20 về trí nhớ trong các điều kiện khí hậu khác nhau có nhận định rằng khả năng ghi nhớ của học sinh, sinh viên biến đổi theo nhiệt độ, độ ẩm, cƣờng độ bức xạ và đối lƣu không khí ...[41].

Năm 1994, Trịnh Văn Bảo nghiên cứu trí nhớ của học sinh lớp 6 của trƣờng năng khiếu Marie Curie và trƣờng phổ thông cơ sở Tô Hoàng, thành phố Hà Nội. Tác giả đƣa ra nhận xét, trí nhớ ngắn hạn của nhóm học sinh năng khiếu tốt hơn so với nhóm học sinh bình thƣờng và tồn tại mối liên quan giữa yếu tố di truyền với sự phát triển trí tuệ của học sinh [44] .

Phạm Minh Hạc (1998), đã chứng minh bằng thực nghiệm, cho thấy có một sự liên quan nào đó giữa trí nhớ và cấu trúc vỏ não. Tác giả cho rằng thùy trán và thùy đỉnh đều tham gia vào sự lƣu trữ thông tin, nhƣng trong đó thùy đỉnh đóng vai trò quan trọng hơn[13].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thị lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)