5. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tình trạng thị lực
Có nhiều phƣơng pháp đo thị lực nhƣ: Đo thị lực xa, đo thị lực gần, đo thị lực với kính lỗ. Để nghiên cứu tình trạng thị lực của học sinh THPT tôi chọn phƣơng pháp đo thị lực xa.
Bƣớc 1: Đo thị lực xa:
Học sinh đƣợc đặt ngồi trong phòng tối, cách bảng thị lực 5 mét để tránh điều tiết. Bảng thị lực phải đủ độ sáng, các chữ thử phải tƣơng phản tốt và đồng nhất. Che mắt trái để thử mắt phải của học sinh, chú ý để bảng che kín mắt trái và không ấn vào mắt học sinh trong khi thử. Yêu cầu học sinh đọc từng chữ thử (hƣớng hở của vòng tròn hoặc tên chữ cái, theo hƣớng từ trái sang phải hoặc ngƣợc lại), lần lƣợt các dòng từ trên xuống dƣới đến khi chỉ còn đọc đƣợc trên một nửa số chữ thử của một dòng. Che mắt phải của học sinh và thử mắt trái giống nhƣ trên. Để học sinh mở cả hai mắt và thử thị lực cả hai mắt đồng thời. Ghi lại kết quả thử thị lực từng mắt bằng dòng chữ nhỏ nhất học sinh đọc đƣợc.
Ví dụ: MP: 7/10, MT: 8/10 hoặc MP và MT: 10/10...
Nếu học sinh không đọc đƣợc dƣới một nửa số chữ của dòng đó thì ghi số chữ không đọc đƣợc bên cạnh thị lực, thí dụ 7/10-2 (không đọc đƣợc 2 chữ của hàng 7/10).
Nếu thị lực học sinh không đạt 1/10 (không đọc đƣợc hàng chữ to nhất) thì cho học sinh lại gần bảng thị lực, nếu học sinh đọc đƣợc hàng chữ trên cùng cách 2,5 mét thì thị lực là 1/20, nếu học sinh đọc đƣợc dòng này ở cách 1 mét thì thị lực là 1/50.
Bƣớc 2: Dùng kính hội tụ và kính phân kỳ để xác định tật khúc xạ
Sau khi đo thị lực xa, những học sinh có thị lực <10/10 sẽ đƣợc thử bằng kính: - Kính phân kỳ: Học sinh bị cận thị sẽ nhìn thấy rõ hơn những mục tiêu ở cự ly xa.
- Kính hội tụ: Học sinh bị viễn thị sẽ nhìn thấy rõ hơn những mục tiêu ở cự ly gần.
Trƣờng hợp học sinh khi thử cả hai loại kính trên nhƣng đều không nhìn rõ hoặc có trƣờng hợp một mắt nhìn rõ và một mắt không rõ thì có thể xét đến bị loạn thị, cận - loạn hoặc viễn - loạn.