3. Những đặc trƣng cơ bản của báo chí trực tuyến: 1 Đặc trƣng cập nhật phi định kỳ:
3.8. Đặc trƣng cá nhân hóa thông tin:
Có thể nói, khả năng cá nhân hóa (2) thông tin là một trong những ƣu điểm mạnh nhất, đặc biệt nhất của truyền thông trực tuyến. Với đặc trƣng này, báo trực tuyến đƣợc coi là phƣơng tiện truyền thông lý tƣởng nhất. Bởi tính chất nổi bật trong mối quan hệ với người sử dụng của cả ba phƣơng tiện báo chí cũ là “tính một chiều” trong quy trình tiếp nhận thông tin. Vấn đề ở đây không phải là
(1) Có thể tham khảo một phép tính dự báo sau đây của Rick Edmonds thuộc Viện Poynter: Tổng kết từ các tờ báo của Mỹ cho thấy doanh thu quảng cáo báo trực tuyến vào thời điểm giữa năm 2004 chỉ chiếm khoảng 3 - 4%, mức tăng trưởng này của báo in truyền thống là khoảng 4%. Vậy một cơ quan báo có nguồn thu 3 triệu USD từ quảng cáo trên bản trực tuyến và 97 triệu USD từ quảng cáo trên báo in thì phải mất bao lâu hai con số này mới bằng nhau? Câu trả lời – theo Rick Edmonds - là 10 năm - vào năm 2014.
Bảng so sánh ước tính về doanh thu quảng cáo giữa báo trực tuyến và báo in ở Mỹ
Nhìn vào bàng trên, có thể thấy đến năm 2008, doanh thu quảng cáo trên mạng mới chỉ khoảng 30% so với báo in nhưng chỉ 2 năm sau đã đạt tới con số đáng kể. Những dự đoán sáng sủa hơn thậm chí còn cho rằng khoảng năm 2011-2012 là doanh thu quảng cáo trên báo trực tuyến ngang bằng hoặc hơn với doanh thu quảng cáo từ báo in.
(2) Customize: nghĩa đen là “làm theo yêu cầu của khách hàng”. Trong thuật ngữ tin học, thường được dịch là “tùy biến”
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010Báo trực tuyến 3% 8% 12% 18,6% 26,8% 31,8% 42,3% Báo trực tuyến 3% 8% 12% 18,6% 26,8% 31,8% 42,3% Báo in 97% 100,9% 104,9% 109,1% 113,5% 118% 122%
đặc trƣng tƣơng tác (interactivity) - nhƣ chúng ta đã nói ở phần trên mà là yếu tố
tuyến tính (linerity) của báo in, phát thanh và truyền hình. Đối với phát thanh và
truyền hình, chƣơng trình phát sóng luôn đƣợc sắp đặt một cách tuần tự, khán thính giả không thể đảo lộn thứ tự này. Ví dụ, chƣơng trình thời sự trên truyền hình Việt Nam đƣợc phát lúc 19 giờ, chƣơng trình ca nhạc thiếu nhi đƣợc phát lúc 18 giờ 30. Điều đó có nghĩa là để xem đƣợc thời sự, khán giả phải đợi hết chƣơng trình ca nhạc thiếu nhi. Họ không thể vƣợt qua đƣợc thứ tự đó.
Trong quá khứ, trƣớc khi báo trực tuyến ra đời, ở châu Âu và một số nƣớc châu Á đã thực hiện hình thức
truyền thông teletext (1) thông qua việc lợi dụng một dãi tần trong truyền hình để phát qua máy thu hình. Teletext sau này đƣợc thử nghiệm ở Việt Nam và Đài phát thanh – truyền hình Đồng Nai là
Phát sóng teletext ở Đài Truyền hình Đồng Nai
đơn vị đầu tiên trong cả nƣớc thực hiện công nghệ truyền teletext tiếng Việt. Teletext thông qua hạ tầng truyền sóng analog của truyền hình biến các máy thu hình gần giống mạng máy tính cục bộ. Dịch vụ này cũng cho phép công chúng lựa chọn thông tin theo thƣ mục sắp xếp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là khả năng thô thiển nếu so với Internet.
Đối với báo in, việc lựa chọn thông tin dễ dàng hơn vì bản chất "mang thông tin một lần" của tờ báo. Độc giả có thể lựa chọn đọc thông tin mà họ
(1) Đó là hình thức truyền dẫn thông tin dưới dạng văn bản (text) thông qua kênh truyền hình thông thường. Phát minh teletext bắt đầu từ ý tưởng khai thác “phần lãng phí” của sóng truyền hình để chuyển tải thông tin: Các trang dữ liệu teletext được gửi đi bằng cách “lợi dụng” quãng xung đồng bộ dọc để đưa thông tin vào bằng các chuỗi xung nối tiếp. Đây là những vùng xung đồng bộ chưa sử dụng, được tận dụng để truyền dẫn thông tin. Do tốc độ truyền rất cao (khoảng 7 Mbps) nên có thể truyền 2.000 trang thông tin trong 8 giây. Thông thường hiện nay, người ta chỉ xây dựng khoảng teletext với 800 trang thông tin có cấu trúc của một hệ cơ sở dữ liệu. Như vậy, từ bất cứ máy thu hình nào có chức năng thu teletext, người xem đều có thể vừa xem chương trình truyền hình trên tivi vừa truy cập vào teletext để xem các thông tin cần thiết khác dưới dạng văn bản từ một Đài truyền hình nào đó có phát teletext.
thích. Tuy nhiên, giấy in là vật chuyển tải "chết", độc giả không thể có đƣợc tờ báo chỉ đăng những thông tin mình thích. Nói cách khác, độc giả của báo yêu thích tin thể thao thì vẫn phải mua một tờ báo đăng kèm cả thơ, truyện cƣời, bình luận chính trị v.v... Nhƣ vậy có thể thấy những đặc điểm (đúng hơn là hạn chế) trên là do đặc thù của phƣơng tiện chuyển tải trong truyền thông quy định.
Báo trực tuyến với đặc thù Internet đã giải quyết từng bƣớc bài toán “đa tiếp nhận” của công chúng truyền thông. Nói một cách cụ thể: khả năng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến là khả năng mang tính tiện ích (vì khai thác đặc trƣng này để cung cấp cho công chúng hay không phụ thuộc vào nhà truyền thông) cho phép ngƣời sử dụng lựa chọn những "thứ" họ thích. Đó có thể là thông tin, dịch vụ, màu sắc, giao diện, bố cục.... (tùy thuộc khả năng tòa soạn).
Một ví dụ khác: Khi xem một trận bóng đá trực tiếp trên truyền hình, khán giả đều tiếp nhận thông tin đồng bộ (linearity), theo một trật tự tuyến tính. Khán giả phải có mặt tại thời điểm phát sóng. Nếu phải làm một việc khác trong lúc xem đá bóng (ví dụ tiếp khách đột ngột) nhƣng trong thời gian đó đã có một bàn thắng đẹp diễn ra. Làm sao xem lại pha bóng đã bị bỏ lỡ? Báo chí trực tuyến giải quyết đƣợc bài toán đó bằng đặc trƣng cá nhân hóa thông tin, hay nói đúng hơn, bằng công cụ cho phép tiếp nhận thông tin không đồng bộ, phi tuyến tính (non- linearity). Phát nhận thông tin không đồng bộ đem đến tiện lợi hơn cho ngƣời sử dụng bởi “bản chất con ngƣời là vƣơn đến thông tin không đồng bộ” (1).
Một trong những ứng dụng khả năng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến đã đƣợc các báo lớn trên thế giới khai thác là tạo ra phiên bản địa phƣơng hóa (locality) (2). Các tờ báo trực tuyến lớn trên thế giới nhƣ www.bbc.co.uk (của tập đoàn BBC) hoặc www.voanews.com (của Đài Tiếng nói Hoa kỳ) đã xây
dựng nhiều phiên bản cho các quốc gia khác nhau với nội dung phù hợp cho các quốc gia đó, tất nhiên, bằng ngôn ngữ chính của quốc gia đó. BBC online và VOAnews online đều có phiên bản tiếng Việt bên cạnh nhiều phiên bản các (1) Bill Gates
ngôn ngữ lớn trên thế giới. VOAnews trực tuyến phát hành 62 phiên bản địa hƣơng hóa với 62 ngôn ngữ, con số này với BBC là 33.
Báo trực tuyến của BBC và VOA phát hành nhiều phiên bản tiếng nước ngoài cho công chúng chọn lựa
Chƣa hết, đặc trƣng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến, còn là khả năng cung cấp cho ngƣời sử dụng tự trình bày hình thức site báo. Về lý thuyết, đó là khả năng cho phép ngƣời sử dụng tự thay đổi các module của báo thông qua một phần mềm có nhiều tùy chọn. Ngƣời sử dụng thích đọc tin thể thao, họ có thể sắp xếp lại trang chủ để đƣa mục tin thể thao vào vị trí họ thích trên trang chủ, hoặc có thể tự thiết kế lại website của một tờ báo trực tuyến nào đó sao cho vừa ý họ: thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, màu nền của trang báo trực tuyến, màu của manchette… Tất cả không chỉ là lý thuyết. Nhƣng hiện nay báo chí trực tuyến Việt Nam chƣa khai thác khả năng này ra cho ngƣời sử dụng vì lý do an toàn thông tin (1).
Hiện nay, lý luận báo chí hầu nhƣ chƣa có những tổng kết rõ ràng hoặc dự báo đầy đủ về đặc trƣng này của báo trực tuyến do Internet ngày càng hoàn thiện và phát triển. Nhƣng từ góc độ phân tích lý thuyết, có thể thấy, những yếu tố thể hiện khả năng cá nhân hóa thông tin của một báo trực tuyến phụ thuộc vào: 1. Khả năng sáng tạo của báo; 2. Khả năng công nghệ cho phép.
Tóm lại, đặc trưng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến có thể hiểu là nhóm khả năng đặc biệt của loại hình báo chí này trong việc cho phép người sử dụng có thể tự do lựa chọn thông tin mình cần, vào đúng lúc mình cần (tiếp nhận thông tin không đồng bộ), theo cách thức mình mong muốn (khả năng tự trình bày)…
Đặc trƣng này thể hiện sự khác biệt về chất của mô hình truyền thông trực tuyến khi so sánh với các loại hình báo chí khác. Cùng với đặc trƣng tƣơng tác, khả năng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến cho phép ngƣời sử dụng trở thành đồng chủ thể trong quy trình truyền thông. Thế mạnh của nó chính là vấn đề dân chủ trong thông tin và tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, với thông tin đồng bộ, cả cộng đồng có thể xem cùng một hình ảnh, nghe cùng một bản tin, chịu sự tác động của cùng một cách nhìn, và do đó, có cùng một phản ứng, báo chí (1) Ở Việt Nam, có trang http://home.netnam.vn/ của NetNam đã thể nghiệm cung cấp tiện ích thay đổi màu sắc giao diện. Tuy nhiên, đặc trưng cá nhân hóa không chỉ dừng ở mức độ đó
truyền thống có thể phát huy sức mạnh của truyền thông đại chúng. Cá nhân hóa thông tin - vì thế - vừa mang ý nghĩa tích cực, vừa mang đến những hệ lụy khó lƣờng khi quyền lực được trao quá nhiều cho người sử dụng.