5. Nội dung – hướng nghiên cứu của đề tài
2.5. Trình tự, thủ tục giải phóng tàu khi bị bắt giữ
Biện pháp giải phóng con tàu sau khi bị bắt giữ được quy định theo điều 4 của công ước 1999:
1. Tàu bị bắt giữ phải được giải phóng ngay khi có biện pháp bảo đảm thay thế với giá trị hoặc dưới một hình thức phù hợp( trừ trường hợp việc bắt giữ được thực hiện trên cơ sở khiếu nại hàng hải quy định tại điểm s, và điểm t), khoản 1 , Điều 1 . Ðối với các trường hợp này, khi người đang chiếm hữu tàu đã cung cấp một biện pháp bảo đảm thay thế với giá trị tương ứng, toà án có thể cho phép người đó tiếp tục khai thác, vận hành tàu hoặc áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề quản lý tàu trong thời gian bắt giữ.
2. Nếu các bên không thoả thuận được về giá trị và hình thức biện pháp bảo đảm thay thế, toà án sẽ có thẩm quyền quyết định, nhưng không được vượt quá giá trị con tàu bị bắt giữ.
3. Hành vi thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế để yêu cầu thả tầu không được coi là hành vi thừa nhận trách nhiệm hay từ chối quyền bào chữa, quyền được giảm nhẹ trách nhiệm.
4. Trong trường hợp tàu bị bắt giữ tại một quốc gia không phải là thành viên của Công ước này, nếu sau khi có một bịên pháp bảo đảm thay thế được thực hiện tại một quốc gia thành viên của Công ước này có liên quan đến khiếu nại hàng hải đó mà tàu vẫn chưa được giải phóng, thì theo yêu cầu của đương sự, toà án của quốc gia thành viên đó có quyền quyết định huỷ bỏ biện pháp bảo đảm đã thực hiện.
5. Trong trường hợp tàu bị bắt giữ tại một quốc gia không phải là thành viên của Công ước này và đã được giải phóng sau khi có biện pháp bảo đảm thay thế phù hợp, thì mọi biện pháp bảo đảm thay thế đã thực hiện trong một quốc gia thành viên của Công ước này liên quan đến khiếu nại hàng hải đó cũng sẽ được huỷ bỏ theo quyết định của toà án của quốc gia thành viên đó, nếu tổng giá trị biện pháp bảo đảm thực hiện trong 2 quốc gia nêu trên lớn hơn:
a) Giá trị của khiếu nại hàng hải là căn cứ cho việc bắt giữ tàu; b) Giá trị của con tàu;
Trong trường hợp giá trị khiếu nại hàng hải và giá trị con tàu khác nhau, thì áp dụng giá trị nhỏ hơn. Tuy nhiên, toà án sẽ chỉ quyết định cho phép huỷ bỏ nếu như biện pháp bảo đảm thay thế đó có hiệu lực pháp luật tại quốc gia không phải là thành viên của Công ước này và có thể chuyển giao được cho người có khiếu nại hàng hải.
6. Người đã thực hiện một biện pháp bảo đảm thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều này có thể yêu cầu toà án giảm bớt, sửa đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bảo đảm đó vào bất kỳ lúc nào.”
Có thể thấy rằng quy định này nhằm để tránh gây tổn thất lớn nếu như tàu đó đang trong quá trình vận tải hàng hóa mà bị giữ lại sẽ gây tổn thất lớn cho người chủ sở hữu con tàu cũng như những người có quyền lợi liên quan đến hàng hóa trên tàu. Việc xác định giá trị của biện pháp đảm bảo là bao nhiêu còn tùy thuộc vào giá trị vụ kiện của bên khiếu nại, dựa trên yêu cầu của họ mà tòa án sẽ quyết định giá trị tương ứng đối với đơn khiếu nại được đưa ra. Nhưng việc thực hiện biện pháp đảm bảo thay thế để yêu cầu giải phóng con tàu không có nghĩa là bên bị khiếu nại đã nhận trách nhiệm hay từ chối quyền bào chữa.
CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN
3.1.
Để phù hợp với pháp luật quốc tế, Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bắt giữ tàu biển trong vùng biển Việt Nam.
Các quy định trong nước về bắt giữ tàu biển Bắt giữ tàu biển đã được quy định cụ thể tại:
Mục 8, Chương II, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 (BLHHVN 2005) Pháp lệnh số 05/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/8/2008 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về thủ tục bắt giữ tàu biển;
Nghị định số 57/2010/NĐ-CP ngày 25/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển và các văn bản có liên quan khác.
Hiện nay, chúng ta đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động về bắt giữ tàu biển bao gồm: cơ chế, bộ máy cơ quan có thẩm quyền và kinh phí thực hiện việc bắt giữ tàu biển cụ thể như sau :
Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt giữ.
Theo quy định của BLHHVN 2005 và Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt giữ hoặc thả tàu biển theo quy định là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải. Việc bắt giữ tàu để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của tòa án nước ngoài. Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền thực hiện và phối hợp thực hiện bắt giữ tàu biển.
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện và phối hợp thực hiện bắt giữ tàu biển, gồm có các cơ quan sau: Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc Giám đốc Cảng vụ thủy nội địa (Giám đốc Cảng vụ) nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải bị yêu cầu bắt giữ có quyền thực hiện quyết định bắt giữ tàu hoặc quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ của Tòa án; Các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hóa – thông tin, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ và chịu sự điều hành trong việc phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Giám đốc Cảng vụ. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ.
Thứ ba, trình tự thủ tục bắt giữ tàu biển.
Được quy định khá chi tiết tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Nghị định số 57/2010/NĐ-CP, theo đó, người có quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển phải gửi đơn tới Tòa án có thẩm quyền. Sau đó, Tòa án sẽ phân công một thẩm phán để xem xét, giải quyết đơn yêu cầu bắt giữ. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận đơn, thẩm phán sẽ xem xét các căn cứ pháp lý và chứng cứ, tài liệu cần thiết xem có thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu hay không. Nếu đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì ngay khi người có yêu cầu bắt giữ tàu xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện các nghĩa vụ về lệ phí và biện pháp đảm bảo tài chính thì thẩm phán được phân công sẽ ra quyết định bắt giữ tàu để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.
Quyết định này có thể bị khiếu nại, kiến nghị bởi thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu trần, người khai thác tàu, Viện kiểm sát cùng cấp... Tiếp đến, Giám đốc Cảng vụ hàng hải sẽ ra thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển. Khi thực hiện quyết định này, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền chỉ định vị trí neo đậu và đưa ra các yêu cầu hạn chế hoạt động, di chuyển đối với tàu biển bị bắt giữ; thu hồi giấy phép rời cảng nếu tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng; đồng thời quyết định việc truy đuổi tàu biển và yêu cầu lực lượng bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, cảnh sát giao thông đường thủy thực hiện việc truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ đã rời cảng hoặc tự ý rời vị trí được chỉ định…
Như vậy, các quy định trong nước đã quy định khá chi tiết về trình tự thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển.
Thứ tư, chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển và duy trì hoạt động tàu biển trong thời gian bị bắt giữ
Theo Thông tư liên tịch số 220/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính – Bộ GTVT thì nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng để chi cho việc thực hiện truy đuổi tàu biển, chi phí tống đạt Quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án, chi phí sử dụng phương tiện thực hiện nhiệm vụ, chi phí duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ, chi phí sinh hoạt, tiền công của thuyền viên… Theo Thông tư này, hàng năm Bộ GTVT (Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam), Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập dự toán chi cho các nội dung thực hiện bắt giữ và duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ theo phân cấp ngân sách hiện hành, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Theo quy định tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển. Các doanh nghiệp này đã được quy định tại Quyết định số 2023/QĐ-BTC ngày 4/8/2012 của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, Pháp luật Việt Nam cũng quy định rằng nếu có xung đột pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì sẽ ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế đó.
Tại điều 3 chương 1 BLHHVN 2015 quy định về vấn đề xung đột pháp luật như sau:
“Nguyên tắc ng pháp luật khi có xung đột pháp luật
1. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.
2. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu biển kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung đó.
3. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp. Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.
4. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa được trả theo hợp đồng.”
⇒ Hệ thống các quy định pháp luật trong nước đã cho thấy những nỗ lực không ngừng của Nhà nước ta trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bắt giữ tàu biển. Để có được sản phẩm pháp lý như vậy, các nhà làm luật đã nghiên cứu cụ thể về phương diện quản lý cũng như thực tiễn hoạt động hàng hải; đồng thời có tham khảo và vận dụng các quy định quốc tế về bắt giữ tàu biển như: Công ước Brussels 1952, Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999, qua đó cụ thể hóa và hạn chế sự xung đột giữa quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định rằng nếu có xung đột pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì sẽ ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế đó. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là thành viên của Công ước này nên pháp luật của Việt Nam sẽ được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, về cơ bản, các quy phạm pháp luật của Việt Nam về bắt giữ tàu biển phù hợp với Công ước 1999 của Liên hợp quốc về bắt giữ tàu biển. Tại điều 3 chương 1 BLHHVN 2015 quy định về vấn đề xung đột pháp luật như sau: “Nguyên tắc ng pháp luật khi có xung đột pháp luật 1. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. 2. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu biển kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung đó. 3. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở
vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh
chấp. Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. 4. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa được trả theo hợp đồng.”
CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN.