Việc thực hiện pháp luật về viên chức đạt được hiệu quả và mục đích như mong muốn nếu ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của viên chức, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện được thể hiện đầy đủ, tự giác. Ý thức pháp luật và việc thực hiện pháp luật về viên chức có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Ý thức pháp luật là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật về viên chức. Ý thức pháp luật là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật về viên chức trong trường đại học. Khi ý thức pháp luật của các chủ thể nêu trên được thể hiện đầy đủ, tự giác, sẽ hình thành một văn hóa pháp lý.
1.4.5 Các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật
Nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế về mọi lĩnh vực của Việt Nam hướng tới nền kinh tế tự chủ, ổn định và không ngừng phát triển theo đúng định hướng XHCN sẽ tạo ra những điều kiện để ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của con người, hiện thực hóa các vấn đề liên quan đến các bảo đảm thực hiện pháp luật về viên chức. Trong điều kiện mới ở nước ta hiện nay, phát triển kinh tế theo định hướng XHCN,
nâng cao đời sống của nhân dân là yêu cầu cơ bản và cấp thiết để thực hiện có hiệu quả chiến lược tất cả các lĩnh vực. Cụ thể như với viên chức ngành giáo dục, đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, trong đó có việc thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học. Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu, hợp tác với tất cả các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng để phát triển giáo dục, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN là quan điểm của Đảng ta đối với vấn đề hội nhập quốc tế về giáo dục. Quan điểm này đã được thể hiện thành những mục tiêu cụ thể như: đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và đa dạng hóa, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng sẽ có những tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật về viên chức. Kinh tế thị trường có xu hướng vận động tự phát dưới sự tác động của các quy luật thị trường nên dễ nảy sinh những hiện tượng tiêu cực tác động đến việc thực hiện pháp luật của viên chức. Dưới tác động của kinh tế thị trường dễ gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội; dễ nảy sinh tham nhũng, tội phạm, kích thích lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân. Bên cạnh đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, chay theo danh lợi, tiền tài. Sự phân hóa này nếu không được phát hiện sớm, ngăn chặn kịp
thời sẽ đưa đến những hệ lụy xấu, tạo kẻ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng làm phân hóa chính trị, tư tưởng. Từ những mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường đặt ra cho nhà quản lý cần có những giải pháp để phát huy những mặt tích cực và phòng chống các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện pháp luật về viên chức hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Việc thực hiện pháp luật về viên chức là hoạt động thực tiễn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành theo những cơ chế do luật định và đòi hỏi các cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình để bảo đảm xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trong đơn vị, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đơn vị theo định hướng của Đảng, Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các nội dung trong thực hiện pháp luật về viên chức cần đảm bảo thực hiện đầy đủ tất cả các nội dung về quyền và nghĩa vụ của viên chức; công tác tuyển dụng; sử dụng, luân chuyển, biệt phái; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, khen thưởng và kỷ luật; các chính sách đãi ngộ đối với viên chức.
Với sự ra đời của Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định 115/2020/NĐ- CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức là cơ sở pháp lý cho công tác thực hiện pháp luật về viên chức, đặc biệt là trong giai đoạn tăng cường tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập như hiện nay.
Chương 2
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG, BỘ Y TẾ