Bối cảnh hiện nay tác động đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 80 - 84)

tỉnh Đắk Lắk

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, trƣớc năm 2020, du lịch vẫn tiếp tục giữ đà tăng trƣởng; du lịch châu Á và Thái Bình Dƣơng tiếp tục tăng trƣởng mạnh cùng sự thay đổi về nhu cầu và chi tiêu. Theo dự báo về tình hình du lịch thế giới đến năm 2030 của Tổ chức Du lịch thế giới, đến năm 2023 khoảng 1,5 tỷ lƣợt, năm 2030 khoảng 1,8 tỷ lƣợt. Đông Bắc Á sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất với 293 triệu lƣợt, vƣợt qua khu vực Nam Âu/Địa Trung Hải (264 triệu lƣợt) và Tây Âu (222 triệu lƣợt). Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lƣợt. Nguồn khách xuất phát từ Châu Âu sẽ đạt 832 triệu lƣợt, tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dƣơng (541 triệu lƣợt), Châu Mỹ (265 triệu lƣợt), Châu Phi (90 triệu lƣợt) và Trung Đông (81 triệu lƣợt).

Nhu cầu du lịch có những thay đổi hƣớng tới những giá trị mới đƣợc thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, ngun bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và cơng nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với mơi trƣờng, du lịch gắn với xóa đói giảm ngh o, du lịch hƣớng về cội nguồn, du lịch thiên nhiên… là những xu hƣớng nổi trội. Đồng thời, chất lƣợng môi trƣờng trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hƣởng du lịch. Đây sẽ là xu hƣớng chính của du lịch thế giới trong tƣơng lai. Theo dự báo, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm

31 tổng lƣợng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dƣỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54 ; và với mục đích cơng việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Với dự báo về xu hƣớng nhu cầu của khách du lịch trong thời gian đến sẽ rất có lợi cho thị trƣờng và việc mở rộng quy mô, phát triển DLCĐ.

3.1.2. Bối cảnh trong nước

Trong bối cảnh hiện nay, với tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ làm công tác du lịch trong nƣớc đang ngày càng phát triển, việc hoàn thiện bộ máy tham mƣu, quản lý nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng là cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này giúp thúc đẩy xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển du lịch, cũng nhƣ tổ chức quản lý hoạt động du lịch trong nƣớc đƣợc đồng bộ, hiệu quả, bền vững; phù hợp thực tế, phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của đất nƣớc, thật sự đƣa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực. Trong điều kiện các ngành kinh tế khác cịn khó khăn và hạn chế trong cạnh tranh với các nƣớc, du lịch hồn tồn có thể đóng vai trị dẫn dắt nền kinh tế, tạo đƣợc thế mạnh trong cạnh tranh quốc gia. Việt Nam hiện là thành viên trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng, nếu tranh thủ lợi thế thì du lịch sẽ góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc, thúc đẩy quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Giai đoạn 2015 - 2019, Việt Nam chứng kiến những bƣớc tăng trƣởng thần tốc của ngành du lịch. Lƣợng khách quốc tế tăng gần 2,3 lần (từ 7,9 triệu lên 18 triệu lƣợt); lƣợng khách trong nƣớc tăng 1,5 lần (từ 57 triệu lên 85 triệu lƣợt); tổng thu du lịch tăng 2,1 lần (từ 355 nghìn tỷ lên 755 nghìn tỷ đồng); năng lực cạnh tranh du lịch tăng 12 bậc (từ thứ 75 lên 63). Dự báo năm 2020, du lịch Việt Nam sẽ đón khoảng 20,5 triệu lƣợt khách quốc tế; phục vụ 90 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 830.000 tỷ đồng; đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu

thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đơng Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đến năm 2030, Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

3.1.3. Bối cảnh trong tỉnh

Những năm qua, với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc và sự ổn định chính trị - xã hội, nền kinh tế Đắk Lắk đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển đổi nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,25 , ƣớc giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,28 . GRDP toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt 6,80 , ƣớc giai đoạn 2021-2025 đạt 7,16 . Cơ cấu khối dịch vụ (15 ngành kinh tế cấp 1) đóng góp trong tổng GRDP cả tỉnh năm 2020 đạt 46,30 . Cùng với sự phát triển kinh tế, các mặt văn hóa xã hội cũng đƣợc coi trọng, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí và sức khỏe của Nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của ngƣời dân có xu hƣớng ngày càng tăng, tỷ lệ dân cƣ địa phƣơng có nhu cầu và có đủ điều kiện thực hiện các chuyến du lịch đang tăng nhanh, nhu cầu du lịch cuối tuần, du lịch vào dịp h , dịp lễ đến các điểm du lịch gần nhƣ tăng vọt trong một vài năm gần đây và sẽ tiếp tục tăng mức độ cao trong thời gian tới và vì thế mà du lịch phát triển.

Với tiềm năng và lợi thế về du lịch của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, xác định du lịch là một trong hƣớng đột phá của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025... để kêu gọi, thu hút đầu tƣ, khôi phục phát triển du lịch một cách bền vững trong điều kiện mới. Từ đó

đề ra các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm tạo ra động lực phát triển du lịch cộng đồng và đƣa du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk nhanh chóng hịa nhập với xu thế phát triển du lịch cộng đồng chung của cả nƣớc, trong khu vực và thế giới, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội cho địa phƣơng; bảo vệ, tôn tạo các giá trị truyền thống dân tộc của bản địa, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

3.1.4. Bối cảnh ảnh hưởng của Đại dịch Covid- 19

Đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng “đóng băng” ngành du lịch thế giới và du lịch Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hƣởng. Báo cáo của UNWTO cho hay, lƣợng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu trong năm 2020 sụt giảm tới 1,1 tỷ lƣợt. Tổng thu du lịch tồn cầu mất đi 1,1 nghìn tỷ USD; khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành bị mất việc.

Đại dịch bùng phát khiến du lịch Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Từ tháng 3/2020, hoạt động đón khách quốc tế đã phải tạm dừng. Du lịch trong nƣớc cũng bị ảnh hƣởng bởi thực hiện lệnh giãn cách xã hội tháng 4/2020, tiếp đó là đợt bùng phát dịch lần hai tháng 8/2020. Năm 2020, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh (khoảng 80 so với năm trƣớc), khách trong nƣớc cũng giảm tới 50 bất chấp ngành du lịch đã nỗ lực thực hiện nhiều chƣơng trình kích cầu lớn. 95 số doanh nghiệp lữ hành quốc tế buộc phải ngừng hoạt động, nhiều khách sạn đóng cửa, cơng suất sử dụng phịng của nhiều cơ sở lƣu trú ở các thành phố lớn, khu du lịch chỉ đạt từ 10 - 15%...

Du lịch Đắk Lắk cũng giảm sâu trên nhiều tiêu chí do ảnh hƣởng dịch Covid-19, năm 2020, ngành du lịch của tỉnh giảm sâu trên nhiều tiêu chí do ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid - 19. Cụ thể, tổng số khách du lịch đến Đắk Lắk chỉ hơn 563.000 lƣợt ngƣời, đạt 49,88 kế hoạch, bằng 67,52 so cùng kỳ. Tổng doanh thu tồn ngành ƣớc tính khoảng 508 tỷ đồng, đạt 38 kế hoạch, bằng 64 so với cùng kỳ năm 2019.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w