Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh đắk lắk (Trang 35 - 42)

1.4.2.1. Yếu tố nhận thức

Quan niệm làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập là biên chế śt đời, khó có thể bị đ̉i việc dẫn đến tình trạng mợt bợ phận viên chức y tế khi được trúng tuyển có thái đợ thờ ơ, lơ là nhiệm vụ và không cố gắng phấn đấu hồn thiện bản thân. Đây là mợt nhận thức không đúng đắn khiến cho chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị ngành y tế chưa cao. Việc nhận thức đúng đắn về thái độ, tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ của bản thân là điều khơng thể thiếu để góp phần nâng cao năng lực viên chức y tế.

Để đảm bảo hồn thành cơng việc cả về số lượng, chất lượng và đạt tính hiệu quả địi hỏi mỗi viên chức y tế phải có ý thức trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chịu trách nhiệm đối với mỗi công việc được giao. Ý

thức được trách nhiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là điều quan trọng trong bản thân mỗi người và trong mỗi đơn vị ngành y tế. Mợt đơn vị có nhiều người có ý thức trách nhiệm cao về cơng việc, vai trị và vị trí của bản thân sẽ là mợt đơn vị phát triển bền vững, có triển vọng, nâng cao chất lượng của việc cung ứng dịch vụ công. Đây là việc nhận thức một cách đầy đủ về cơng việc thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, mối quan hệ với đồng nghiệp và với cấp trên, mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Khi mợt viên chức y tế có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, vai trị, vị trí của bản thân trong đơn vị sẽ phản ánh một cách chân thật nhất thái độ làm việc, hiệu quả công việc, đồng thời ảnh hưởng đến thành tích của cá nhân đó.

Nhận thức của viên chức y tế về trách nhiệm trước đơn vị, trước cấp trên và trước ngành y tế có ảnh hưởng đến kết quả chung của cả cơ quan. Mỗi viên chức y tế quan tâm đến quyền lợi, lợi ích của đơn vị và cả của bản thân, nhận ra mối liên kết giữa hai bên. Ý thức bảo vệ lợi ích của đơn vị cũng chính là bảo vệ lợi ích của bản thân góp phần làm cho trong mỗi đơn vị thêm gắn kết và đoàn kết hơn. Mỗi viên chức nhận thức được trách nhiệm đối với bản thân trong việc lựa chọn ngành y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Có trách nhiệm đới với người bệnh và người nhà bệnh nhân, với nhân dân và xã hội trong từng hành đợng nhỏ mà bản thân mình tạo nên, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hợi, văn hóa.

Trong xã hợi hiện nay, tồn tại mợt số cá nhân chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong ngành y tế và trong sự nghiệp khám, chữa bệnh cho nhân dân. Họ làm việc một cách thụ động, chưa thực sự tự giác trong công việc, luôn ỷ y vào người khác và tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức chưa cao.

Tuy nhiên, việc đạt được trình đợ nhận thức trong trách nhiệm đới với đơn vị và kích thích năng lực tiềm ẩn của mỗi viên chức y tế cịn có mới

tương quan đến đội ngũ lãnh đạo, quản lý của đơn vị. Một đơn vị y tế tốt chỉ được dẫn dắt bởi đợi ngũ lãnh đạo, quản lý tớt, có tay nghề và kỹ năng khám chữa bệnh cao, biết nắm bắt cơ hội, biết tiếp thu, lắng nghe, khen thưởng, động viên mỗi viên chức y tế dưới quyền quản lý của mình.

1.4.2.2. Sức khỏe, những yếu tố sinh học bẩm sinh

Những ́u tớ về thể lực, trí lực ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng công việc mà mỗi viên chức y tế đảm nhiệm. Nếu có tinh thần và sức khỏe tớt thì ắt hẳn thái đợ làm việc và cơng tác khám chữa bệnh cho nhân dân sẽ tốt hơn. Nếu sức khỏe và tinh thần không tốt sẽ dẫn đến các bệnh như trầm cảm, stress khiến cho hành vi ứng xử và thái đợ cơng việc kém đi. Đó là lý do có các quy định về sức khỏe khi tuyển dụng viên chức y tế nói chung. Mợt người có khiếm khút về trí ṭ hoặc cơ thể khơng thể đạt tiêu chuẩn để tham gia vòng tuyển dụng.

Viên chức làm trong mơi trường bệnh viện, trung tâm sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nhiều lần so với những ngành nghề khác. Nguồn nhiễm bệnh có thể từ các tác hại có lây nhiễm và khơng lây nhiễm, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể mỗi viên chức. Những tác hại từ hóa chất, bức xạ ion hóa, sóng siêu âm, tiếng ồn, vi khuẩn, bạo hành tâm lý, bạo hành cơ thể đều gây ra những tác hại về lâu dài. Sức khỏe là yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Có sức khỏe tớt, hành vi, ứng xử tốt là điều kiện cần và đủ để góp phần xây dựng, phát triển dịch vụ cơng.

1.4.2.3. Định hướng giá trị của cá nhân

Mỗi viên chức y tế làm việc trong cơ quan, đơn vị đều có mợt vị trí, tầm quan trọng riêng, khơng có mợt người nào khi được tuyển dụng vào đơn vị mà khơng có giá trị sử dụng. Khi mợt viên chức y tế định hướng chính xác giá trị của bản thân thì sẽ trở thành đợng lực thúc đẩy để họ phát huy năng lực thực hiện cơng tác khám chữa bệnh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Việc định hướng giá trị của mỗi viên chức y tế là điều rất quan trọng, sẽ dẫn dắt hướng đi đúng đắn cho việc thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.

Để công việc thuận lợi và phát triển thì cá nhân mỗi viên chức y tế cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vị trí mình đảm nhiệm. Từ phần nhận thức này mà viên chức ý thức được việc phải làm trịn bởn phận, trách nhiệm công việc, không né tránh, đùn đẩy cho người khác. Nếu kết quả nhiệm vụ khơng tớt thì phải gánh chịu hậu quả, cịn nếu kết quả tớt thì sẽ được khen thưởng và đãi ngợ tương xứng. Theo đó, mỗi vị trí dù là bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, nữ hộ sinh, …. đều mang sứ mệnh riêng trong cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mỗi viên chức y tế phải nhận định được giá trị của mình mợt cách đúng đắn để đem cả trí tuệ, lương tâm ra thực hiện công việc tới nơi tới chớn, tự giác chăm sóc sức khỏe người bệnh. Ln ln nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân trong cơng tác chăm sóc sức khỏe cợng đồng.

Hiện nay, tình trạng xa rời nhân dân, người bệnh, cáu gắt, khơng tận tâm chăm sóc bệnh nhân diễn ra khá phở biến trong môi trường y tế. Định hướng giá trị bản thân sai lầm cũng là mợt ngun nhân dẫn đến tình trạng này. Mợt bợ phận viên chức chưa nhận thức được hậu quả trên, cũng có thể dẫn đến những hậu quả khác nghiêm trọng hơn như ảnh hưởng đến tính mạng và đời sớng của người bệnh. Có những căn bệnh vì khơng được tư vấn kỹ càng mà làm cho bệnh ngày càng nặng thêm, có những người vì mợt phút sai lầm thiếu tận tâm của đội ngũ y, bác sỹ mà phải bỏ mạng.

Vì vậy, việc định hướng bản thân đúng đắn là việc cần thiết trong công tác cán bợ, là mợt ́u tớ góp phần nâng cao năng lực cho mỗi viên chức y tế. Cần phải làm cho mỗi viên chức có trách nhiệm, tận tâm hơn nữa trong cơng

tác chăm sóc sức khỏe nhân nhân dân. Hướng tới quy chuẩn từ khâu ứng xử, tâm lý, môi trường đến trách nhiệm chuyên môn của mỗi cá nhân.

1.4.2.4. Cơ hội thăng tiến

Khơng có mợt viên chức y tế nào khi làm việc trong tập thể mà không ḿn vươn lên, khơng ḿn thăng tiến. Chính vì vậy, việc nỗ lực nâng cao trình đợ chun mơn, trau dồi bản thân để được tập thể ghi nhận là điều vớn có. Tuy nhiên, trong thực tế lại có những trường hợp người tài khơng được trọng dụng, người cố gắng nỗ lực không được ghi nhận. Thường thấy xảy ra sự bè phái, cục bộ địa phương, ưu tiên cho người nhà được xếp vào những vị trí quan trọng trong ngành y tế. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những viên chức y tế khác, tạo ra sự không công bằng và làm mất đi cơ hội thăng tiến của người khác. Vậy nên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu vắng nỗ lực nâng cao năng lực viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Nếu mỗi viên chức y tế đều có ý chí cầu tiến, ln vươn lên và phấn đấu hồn thành tớt nhiệm vụ thì tụt nhiên sẽ khơng có những trường hợp nản lịng rời bỏ ngành xảy ra.

Có thể thấy, cơ hợi thăng tiến ở đây chính là đợng lực kích thích viên chức y tế làm việc có hiệu quả hơn với năng suất cao hơn, cứu chữa được nhiều người bệnh hơn. Cơ hội thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của mỗi cá nhân làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế. Sự thăng tiến này làm cho bản thân họ có được địa vị trong xã hợi, danh tiếng trong sự nghiệp khám chữa bệnh, uy tín được nâng cao. Các kế hoạch phát triển lâu dài, các chính sách thúc đẩy sự thăng tiến góp phần làm tăng đợng lực làm việc, nỗ lực nâng cao tay nghề, hoàn thiện bản thân cho viên chức y tế. Những điều kiện này cũng là cơ sở hấp dẫn để thu hút nhân tài, giữ chân những người giỏi có kinh nghiệm tiếp tục đóng góp cho ngành y tế.

Việc minh bạch trong con đường thăng tiến giúp cho viên chức y tế có cơ hợi khẳng định bản thân, nhận ra những cơ hợi để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với ngành lâu dài. Ngược lại, có những trường hợp việc thăng tiến mang hình thức, chỉ đưa những người thân quen mà khơng nhìn nhận đến năng lực khiến mơi trường y tế thiếu tính khách quan và tràn đầy bất mãn. Muốn làm được điều này mỗi đơn vị cần có kế hoạch rõ ràng, quy định và cơ chế phát triển phù hợp, đảm bảo thăng tiến dựa vào năng lực, hiệu suất công việc, công bằng trong việc lựa chọn người tài giỏi, có tâm với ngành y. Ngồi ra, cần chú ý tới những người ́u kém trong tở chức để đợng viên, khích lệ kịp thời nhằm tạo ra đợng lực cho những cá nhân này phát triển năng lực bản thân nhiều hơn, chịu khó học hỏi và nâng cao tay nghề tớt hơn. Nên tạo ra một môi trường làm việc đồn kết, hịa tḥn, mọi người gắn kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, sẽ khơng có bất kì ai bị bỏ lại phía sau hoặc khơng được ghi nhận cớng hiến. Có như vậy thì mới tạo nên làn sóng cùng nhau phấn đấu, mỗi mợt người là mợt mắt xích quan trọng, cơ hợi thăng tiến của mọi người đều như nhau.

Mỗi người sẽ chỉ thực sự cố gắng phấn đấu khi cảm thấy được thỏa mãn một cách tương đối những nhu cầu của bản thân, cơ hội thăng tiến cũng vậy. Khi viên chức y tế cảm thấy lợi ích mà họ nhận được khơng tương xứng với những gì họ bỏ ra thì sẽ gây nên cảm giác chán nản, thụ đợng, bng bỏ cơng việc hay thậm chí xin nghỉ việc rời bỏ ngành y tế. Cơ hội thăng tiến ở đây là mợt loại lợi ích phi vật chất, khơng thể đo lường được nhưng lại có thể cảm nhận bằng cảm xúc và được ghi nhận từ nhiều người khác nhau, sẽ có kết quả ở tương lai bằng mợt sự việc cụ thể. Vì vậy, cơ hợi thăng tiến là phương tiện để đáp ứng sự thỏa mãn, mong muốn của viên chức y tế giúp họ có thêm đợng lực để trau dồi kỹ năng, năng lực của bản thân góp phần phát triển cho đơn vị, cho ngành y tế và cho đất nước.

Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở khoa học về năng lực viên chức và năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế cho thấy:

Viên chức các đơn vị sự nghiệp cơng lập tḥc Sở y tế có vị trí, vai trị rất quan trọng trong nền dịch vụ công, nhân danh Nhà nước cung ứng các dịch vụ cơng về chăm sóc sức khỏe đến nhân dân. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực y tế và hơn thế nữa họ còn là những người mang theo hy vọng và niềm tin của người bệnh.

Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tuân thủ theo hệ thống pháp luật về viên chức, theo các quy định, quy chế chuyên ngành. Năng lực là những phẩm chất, đặc tính cần phải có ở mợt viên chức Y tế. Đây là những điều kiện cần thiết cho tất cả các vị trí việc làm, được xác định dựa trên giá trị cốt lõi của nền dịch vụ công, gồm: đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; tổ chức thực hiện công việc; giao tiếp ứng xử đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân; quan hệ phới hợp với đồng nghiệp. Với tính chất hoạt đợng nghề nghiệp trong ngành y tế nên việc nâng cao năng lực cho đội ngũ viên chức là một điều tất yếu. Đây là những tiêu chí cụ thể để sử dụng làm thước đo đánh giá mức độ thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao của viên chức.

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến những nội dung cơ bản nhất về viên chức và viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập tḥc Sở y tế, Tính chất, đặc điểm hoạt đợng nghề nghiệp của viên chức. Tiếp đến trình bày khái niệm về năng lực và năng lực viên chức các các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế.

Chương 2:

Một phần của tài liệu Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh đắk lắk (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w