Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 35)

1.4.1.1. Điều kiện và môi trường làm việc

Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện và môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức nói chung và viên chức y tế nói riêng. Những viên chức y tế có trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp để thăm khám và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến sức khỏe người bệnh cần có sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị y tế. Nếu khơng được trang bị về điều kiện làm việc đầy đủ sẽ gây nên những khó khăn và sai lệch khi chẩn đốn bệnh. Mơi trường làm việc cũng là một yếu tố quan trọng trong năng lực làm việc của viên chức y tế vì sẽ ảnh hưởng đến tác phong, thái đợ, tâm trạng từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều nhân tớ khác trong lúc thực hiện nhiệm vụ.

1.4.1.2. Công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng và sử dụng viên chức y tế phải đi kèm với các vị trí việc làm, bám sát nhiệm vụ chuyên mơn, thực hiện đúng quy trình và quy định trong khâu tuyển chọn. Thực hiện đúng nguyên tắc công khai minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh, tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. Nếu cơ chế tuyển dụng

được thực hiện dưới hình thức minh bạch sẽ tạo được mơi trường thân thiện, khách quan để thu hút nhiều người tài thi tuyển vào đầu quân cho ngành.

Hiện nay, việc tuyển dụng đang thực hiện theo các quy định của nhà nước, có các điều khoản chặt chẽ. Tuy nhiên, cũng khơng ít địa phương lúc tuyển dụng vướng vào những thị phi, trục lợi, sắp đặt và chỉ mang tính hình thức đã gây nên hiện tượng muốn vào ngành y tế phải tốn tiền, đồng thời cũng tuyển dụng được những người có năng lực ́u kém mà bỏ sót mợt lượng người có năng lực cao. Điều này thúc đẩy việc cần có chế tài nhằm tới ưu hóa cơng tác tuyển dụng, tạo môi trường cạnh tranh, minh bạch để thu hút được nhiều nguồn nhân lực tốt tham gia đầu quân cho ngành y tế.

1.4.1.3. Chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương

Ngành y là ngành có chun mơn sâu và có vai trị quan trọng trong khâu khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nguồn nhân lực ngành y là những viên chức có trình đợ, kiên thức và được đào tạo qua các trường có uy tín trong nước và q́c tế. Trong q trình làm việc, đợi ngũ viên chức ngành y tế vừa phải hồn thành chun mơn, vừa phải học tập nâng cao trình đợ. Tiền lương đới với viên chức được tính dựa trên bằng cấp, trình đợ và theo cấp bậc chung của cả nước nên mức lương hiện tại vẫn chưa đủ sức thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao ở lại cống hiến cho ngành. Trong điều kiện dịch bệnh hồnh hành, đất nước phải căng mình chớng dịch thì trách nhiệm cao nhất là của đối tượng y, bác sĩ làm việc tại các tuyến. Chính sách tiền lương là mợt cơng cụ vơ cùng quan trọng của Chính phủ, góp phần tạo đợng lực, nâng cao tinh thần cống hiến của đội ngũ viên chức y tế trong cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiền lương là nguồn thu dùng để trang trải cuộc sớng, duy trì sinh hoạt gia đình và có tác đợng trực tiếp đến đời sống của phần lớn viên chức y tế.

Ngồi ra cịn có các loại phụ cấp khác như: Phụ cấp ưu đãi nghề theo quy đinh tại Nghị định sớ 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011, Chính sách đới với cán bợ, viên chức y tế cơng tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hợi đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định sớ 64/2009/NĐ-CP ngày 30/07/2009, Chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định tại Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 quy định chế độ phụ cấp thường trực, chế độ phụ cấp chống dịch, phụ cấp thủ thuật phẫu thuật và độc hại nguy hiểm. Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợi nhập q́c tế này thì cần phải tăng cường cải thiện chế đợ đãi ngộ, các khoản lương, phụ cấp để động viên tinh thần, vật chất phù hợp với công sức của đội ngũ viên chức y tế.

Vì vậy, nếu chính sách tiền lương hợp lý sẽ góp phần nâng cao tinh thần, thái đợ phục vụ, đảm bảo đời sống cho viên chức y tế và khún khích viên chức y tế n tâm cơng tác cớng hiến cho ngành. Cịn ngược lại, chính sách tiền lương chưa phù hợp với cơng sức thì sẽ dẫn đến những sự việc như nghỉ việc, chuyển việc, bỏ việc ra khỏi ngành và những viên chức còn ở lại sẽ khơng có nhiều tâm hút với cơng việc, sẽ dẫn đến nhiều sự việc tiêu cực khơng đáng có.

1.4.1.4. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng

Cơng tác đào tạo bồi dưỡng có giá trị quan trọng trong việc bồi dưỡng và xác định năng lực viên chức y tế. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi viên chức có thể tiếp thu được những kiến thức về chuyên môn lẫn kinh nghiệm và nâng cao tầm nhận thức của bản thân. Từ đó, có thể đề ra mục tiêu hoạt động nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, đề ra phương hướng phát triển đúng đắn. Nếu nợi dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng phù hợp với vị trí việc làm và người truyền đạt có những kinh nghiệm thực tiễn sâu sát, chun sâu thì hiệu quả của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đạt được sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu người truyền lửa mang phong cách hời hợt, giảng cho

có, thiếu trách nhiệm thì sẽ làm cho đợi ngũ viên chức mang phong cách học tập thiếu ý thức. Những điều này tác động không tốt đến năng lực của viên chức y tế lâu dài.

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được thực tiễn thì cần phải xây dựng chương trình, nợi dung hợp lý đồng thời phải có được những người truyền đạt dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Phải gắn kết chặt chẽ công tác quy hoạch với đào tạo, sử dụng và phát triển viên chức y tế sau đào tạo, bớ trí cơng tác cho viên chức y tế đúng chức năng nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn.

1.4.1.5. Công tác quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát

Công tác quản lý, đánh giá, kiểm tra và giám sát đới tượng viên chức nhằm góp phần phát hiện những hành vi vi phạm và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị. Đây là công tác quan trọng đối với các nhà quản lý, đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm của viên chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Cơng tác này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng của các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Đảng và chính quyền đã có nhiều qút sách liên quan đến cơng tác quản lý, đánh giá, kiểm tra và giám sát viên chức nhưng trên thực tiễn không phải bao giờ những chỉ đạo cũng diễn ra suôn sẻ như lý tưởng. Tuy những tiêu chuẩn về đạo đức, ứng xử, năng lực và trình đợ của viên chức đã được xác định rõ ở trong các văn bản pháp luật nhưng hoạt động đánh giá, kiểm tra và giám sát vẫn cịn mang tính hình thức. Tình hình vi phạm của đợi ngũ viên chức diễn ra ở nhiều nơi, trong nhiều năm mà vẫn chưa bị phát hiện và xử lý. Cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa công tác quản lý, đánh giá, kiểm tra và giám sát để làm cơ sở cho việc biểu dương, khen thưởng, quy hoạch và phát triển năng lực đội ngũ viên chức hợp lý.

Văn hóa cơng sở là hệ thớng các giá trị mang bản chất chuẩn mực cụ thể và được quy định trong các quy chế, quy định, buộc phải tuân thủ. Đây là điều cần thiết đối với mỗi viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập. Văn hóa cơng sở có vai trị rất quan trọng trong cơng tác cung ứng dịch vụ công, quyết định sự phát triển và chất lượng của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Bản chất của văn hóa cơng sở cần có tính nhân văn, thích ứng, phù hợp với môi trường làm việc. Bộ y tế đã ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.

Mỗi viên chức y tế khi hoạt động nghề nghiệp cần được trang bị những kỹ năng về ứng xử khi tiếp xúc với người bệnh và nhân dân. Nếu mỗi viên chức đều am hiểu và nhận thức việc ứng xử phù hợp thì sẽ góp phần cải thiện cách nhìn nhận về nghành y tế cơng lập đới với người dân. Cịn ngược lại, nếu có nhiều viên chức y tế ứng xử khơng đúng mực thì sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành y tế.

Một phần của tài liệu Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w