vụ
Đánh giá năng lực viên chức giúp cho nhà quản lý, lãnh đạo nắm bắt kịp thời những tồn tại và phát triển thế mạnh của viên chức trong cơ quan, đơn vị. Nâng cao ý thức, trách nhiệm, hoạt động nghề nghiệp của viên chức y tế và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế. Đây chính là cơ sở để bớ trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho viên chức y tế. Hiện nay, việc đánh giá năng lực viên chức thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ đang là hình thức đánh giá được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành nói chung cho tất cả các ngành nghề, viên chức y tế cũng được áp dụng theo quy định này.
Việc đánh giá năng lực viên chức phải dựa trên thực tế thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công việc được giao để bám sát được khối lượng, tiến đợ cơng việc của từng vị trí việc làm. Đánh giá cơng việc dựa trên các tiêu chí chung của Chính phủ, Bợ, ngành và căn cứ vào sự giám sát công việc trực tiếp của tập thể, người đứng đầu đơn vị. Đánh giá năng lực viên chức phải thực hiện một cách dân chủ, công bằng, minh bạch và công khai để tránh việc trù dập, không công bằng trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Đây là công việc hàng năm đối với các đơn vị, song vẫn cịn mợt sớ tồn tại trong cơng tác này như:
thiếu nhất quán trong quan điểm đánh giá, cịn nề hà, nể nang mang tính sơ sài, tiêu chí đánh giá chưa sát thực ....
Các tiêu chí đánh giá năng lực viên chức cụ thể giúp cho các đơn vị đánh giá rõ ràng, sát thực hơn về năng lực của viên chức. Là xương sống cho việc xem xét và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực viên chức. Làm rõ và chỉ ra khới lượng viên chức làm việc khơng hiệu quả, hình thành nên hệ thớng danh mục vị trí việc làm chuẩn, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc, chất lượng của đợi ngũ viên chức ngành y tế nói chung.