1.2.4 .Tiêu chí đánh giá năng lực cơng chức nữ
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn
3.2.5. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nữ
Như đã trình bày tại Chương 1, đào tạo, bồi dưỡng cơng chức nữ quản lý cấp phịng ở các CQCM thuộc UBND huyện là một trong những khâu then chốt trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức nữ
Để thực hiện được điều đó, cần xây dựng được chương trình đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng và hiệu quả cao hơn cụ thể là:
- Bên cạnh việc đào tạo lý luận chính trị, Trung ương cần chỉ đạo tăng cường mở các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức nữ bằng nhiều hình thức, mở rộng liên kết, phối hợp các cấp, các ngành, lựa chọn các hình thức đào tạo thích hợp với điều kiện của cán bộ nữ. Có chính sách thoả đáng nhằm động viên cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số tham gia học tập.
-Xác định đúng đối tượng và mức độ cần thiết phải đào tạo lại, được căn cứ chủ yếu dựa trên kết quả của sát hạch cơng chức, từ đó xác định được những người có năng lực yếu kém khơng đáp ứng được u cầu của cơng việc. Đây chính là những đối tượng cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực. Ngồi ra, có thể căn cứ vào nhu cầu nâng cao trình độ năng lực của mỗi cá nhân với mục đích lên ngạch, hoặc đề bạt vào một vị trí mới. Việc xác định chính xác đối tượng cần được đào tạo có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đào tạo.
Đối với công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện cần tuyển chọn những người có triển vọng tốt quy hoạch, đưa đi đào tạo nâng cao ở những loại hình đào tạo cao hơn, đào tạo chuyên sâu để có những kiến thức chun mơn đầu đàn tiếp tục giúp đỡ những công chức trẻ hơn để nâng dần tỷ lệ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, vững về quan điểm lập trường, có kiến thức pháp luật, QLNN, kiến thức thực tiễn chờ có cơ hội chín muồi sẽ đề bạt, bo nhiệm những vị trí quan trọng trong bộ máy QLNN. Cần rà soát, đánh giá lại đồng bộ đội ngũ công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện về trình độ, năng lực, kỹ năng hoạt động, tuổi tác, tiến hành phân loại từng loại đối tượng đưa đi đào tạo cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ, mục đích cơng tác, quy hoạch; xem xét mức độ thiếu, yếu có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, đào tạo nâng cao.
Những công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện có trình độ học vấn chun mơn đại học dưới 40 tuổi có triển vọng đi học sau đại học với các ngành
nghề thích hợp để có đội ngũ cơng chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện có trình độ kiến thức lý luận và thực tiễn tương xứng. Đối với cơng chức nữ có con nhỏ sẽ được hỗ trợ mức cao hơn cơng chức nữ khơng có ni con nhỏ.
Khi cử công chức nữ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cần xem xét và phê duyệt kỹ đối với công chức nữ quản lý lớn tuổi, hiện đang học chương trình khác chưa xong, cơng chức thuộc diện quy hoạch, tránh đào tạo bồi dưỡng khơng đúng với vai trị, vị trí cơng tác.
Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy và sự quản lý, điều hành của UBND huyện về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện để tạo cơ hội cho công chức nữ quản lý đủ tiêu chuẩn được tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm.
Trong một năm hoặc một giai đoạn nhất định từ 3 - 5 năm, nếu một công chức nữ không chịu tham gia vào bất kỳ lớp đào tạo, bồi dưỡng nào cũng chịu trách nhiệm kiểm điểm vì sự an phận của mình. Giáo dục nâng cao nhận thức của phụ nữ về khả năng tham gia của mình vào cơng tác xã hội, đánh giá tiềm năng khỏi bản tính e dè, tự ti. Cụ thể của việc làm này là đưa chị em chưa được đào tạo về nghiệp vụ, chính trị, QLNN, chính trị, tin học, kể cả kỹ năng giao tiếp, hành chính văn phịng tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng.
-Chính sách đào tạo cần thống nhất. Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ
cần tham mưu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đối với cơng chức nữ một cách nhất quán, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nữ ở các CQCM. Đào tạo, bồi dưỡng phải theo quy hoạch và phải đào tạo, bồi dưỡng trước khi bố trí, sử dụng.
Các CQCM thuộc UBND huyện tiến hành rà sốt, quan tâm cử cơng chức nữ, nhất là những người trong diện quy hoạch chức danh trưởng, phó phịng trở lên tham gia các lớp lý luận chính trị, QLNN trước khi được bố nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Đẩy mạnh đào tạo lại theo chức danh, lựa chọn cơng chức nữ trẻ, có triển vọng đưa đi đào tạo với cơ cấu và ngành nghề phù hợp. Mở các lớp đào tạo về lý luận chính trị cho cơng chức nữ trẻ, có triển vọng; xây dựng quỹ tài năng nữ... Tăng tỷ lệ tuyển sinh cán bộ nữ, đảm bảo ít nhất một khóa đào tạo lý luận chính trị, quản lý HCNN phải có khoảng 30% cơng chức nữ tham gia. Có chính sách khuyến khích tạo điều kiện trong đào tạo nhằm phát triển công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện.
-Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn. Thực hiện luân chuyển cán
bộ theo quy hoạch, kết hợp việc luân chuyển để đào tạo công chức nữ quản lý trong thực tiễn. Tạo điều kiện để công chức nữ phấn đấu, rèn luyện, thể hiện năng lực, sở trường; tạo môi trường công tác để công chức nữ phát triển. Khi luân chuyển cần quan tâm đến đặc điểm giới tính của phụ nữ. Đào tạo, bồi dưỡng công chức nữ quản lý phải gắn với quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm họ, cả ba khâu này phải gắn với nhau và không nên tách rời.