Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp nông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp nông

thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện BHXH cho mình (nếu doanh nghiệp cố tình né tránh,...) theo đúng mức lương được trả, theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng lao động.

- Nếu chủ doanh nghiệp thực hiện BHXH không nghiêm túc cho các lao động trong doanh nghiệp thì bản thân mỗi người lao động phải biết đấu tranh vì quyền lợi của cả tập thể chứ khơng vì lợi ích của cá nhân.

3.2.2. Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp nông nghiệp nghiệp

Đây là mục quan trọng của BHXH tỉnh Đắk Lắk, mục đích của BHXH là bảo đảm đời sống cho người lao động nơng nghiệp nói riêng nhưng mục đích lớn nhất là giải quyết tốt các vấn đề mà xã hội đặt ra, nếu tiến hành phát triển BHXH ở tất cả lao động làm việc trong các doanh nghiệp nơng nghiệp thì số lượng lao động tham gia BHXH là vơ cùng lớn, vì vậy, BHXH tỉnh Đắk Lắk cần tập trung các giải pháp để thu triệt để đối tượng này, cụ thể:

- Thực hiện tốt việc lập kế hoạch, phân cấp, tổ chức và quản lý thu BHXH. Dự kiến nguồn thu và tiến độ thu theo tháng, theo quý hoặc 6 tháng phải đạt được tỷ lệ nhất định so với kế hoạch thu đưa ra trong năm. Để thực hiện thu đúng, thu đủ theo kế hoạch cần phải có sự quản lý sát sao của lãnh đạo BHXH, cần nhiệm vụ chuyên môn vững vàng của đội ngũ cán bộ và sự phối hợp nhịp nhàng của từng bộ phận.

- Hàng năm, trên cơ sở số lao động hiện có của các DNNN trên địa bàn tỉnh do ngành Thuế, Kế hoạch Đầu tư và Lao động Thương binh và Xã hội cung cấp, BHXH tỉnh cần rà sốt lại số lao động tham gia đóng BHXH của từng đơn vị trên địa bàn tỉnh từ đó xác định số lao động, đơn vị tăng giảm để xây dựng kế hoạch thu BHXH cho khớp đúng.

- BHXH tỉnh Đắk Lắk thống kê, nắm chắc đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH theo quy định của pháp luật để khai thác triệt để đối tượng này, phối hợp với Sở lao động thương binh và xã hội kiểm tra số lao động hiện có tại đơn vị và số lao động đã tham gia đóng góp vào quỹ BHXH từ đó có cơ sở để đơn vị kê khai và tham gia BHXH cho người lao động.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về BHXH tới người sử dụng lao động và tới mọi người lao động trên địa bàn. Xuất phát từ điểm nền kinh tế nước ta đi lên từ nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, hơn nữa Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân số sống rãi rác, thông tin không được cập nhật do vậy sự hiểu biết về BHXH cịn hạn chế nên cơng tác thông tin tuyên truyền rất cần được tăng cường thường xuyên, liên tục. BHXH Đắk Lắk cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật BHXH tới các cấp, các ngành, tới các đơn vị sử dụng lao động, tới người lao động trên địa bàn tỉnh có hiệu quả nhằm làm chuyển biến nhận thức về tham gia BHXH là quyền lợi và trách nhiệm bằng các nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn cụ thể như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật BHXH, chế độ đối với lao động nữ, giải đáp chính sách về BHXH trên báo, đài tới các làng, các xã ở vùng sâu, vùng xa, phát hành tờ rơi tuyên truyền về lợi ích kinh tế và xã hội được hưởng khi tham gia BHXH tới từng người lao động, người dân trên địa bàn, căng pa nơ, áp phích tun truyền mọi nơi có thể.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w