7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.5. Phân tích một trƣờng hợp cụ thể
Để hiểu rõ hơn về một số đặc điểm tâm lý của phụ nữ giai đoạn trung niên, tôi xin phân tích một trƣờng hợp phụ nữ trung niên dƣới đây.
3.5.1. Đôi nét về khách thể nghiên cứu
Cô là Nguyễn Thị H, 50 tuổi ở Hà Nội, là Giáo viên ở một trƣờng cấp 3. Hiện tại cô đang sống cùng chồng và một cô con gái. Chồng cô làm công nhân đã nghỉ hƣu, còn cô con gái đang là một kế toán viên. Kinh tế gia đình ở mức khá, không vất vả. Hàng ngày, cô và con gái đi làm, còn chồng cô ở nhà giúp đỡ việc nhà.
Theo quan sát của tôi, cô H là ngƣời chịu khó, bộc trực, thẳng tính, hay giúp đỡ mọi ngƣời, nói đƣợc làm đƣợc. Chồng cô cũng là ngƣời chịu khó nhƣng không hay nói hay cƣời, khó tính, đặc biệt khi nói ra không nhẹ nhàng nên mọi ngƣời xung quanh không hay nói chuyện. Đặc biệt, chồng cô H có một ngƣời con riêng trong quá trình chung sống với cô. Trƣớc đây cô H từng có 2 cô con gái nhƣng đã mất một do gặp tai nạn giao thông.
3.5.2. Một số phân tích từ hỏi chuyện
Nhìn một cách tổng thể, cuộc sống của cô H không mấy vui vẻ. Điều đau buồn nhất, đó chính là việc cô đã mất một ngƣời con sau vụ tai nạn. Cô kể H nói: “Em nó đã lấy chồng được mấy tháng nhưng chưa có em bé, trong một lần sang thăm cô nên gặp tai nạn, đau lòng lắm cháu ạ”. Nỗi đau mất con của cô đã vơi dần, cô chấp nhận thực tế là con mình đã mất nhƣng thay vào đó là cô vẫn nói chuyện về con để bớt đi nỗi nhớ. Tuy nhiên, nỗi đau mất con đã làm cô già trƣớc cả tuổi của mình.
Điều buồn thứ hai trong cuộc sống của cô đó là việc chồng cô có con riêng với ngƣời phụ nữ khác. Cô nói: “Cô sinh hai cô con gái nên chú nhà
muốn tìm một người con trai, nhưng người con riêng của chú cũng là con gái. Hiện tại, chú sống cùng cô nhưng chú vẫn chu cấp cho người phụ nữ kia. Nhiều lúc cô nghĩ mình là người phụ nữ bất hạnh lắm cháu ạ, Không vui vẻ gì cảnh sống chung chồng cả, lúc điên tiết lên cô cũng định ly dị nhưng lại nghĩ lại con mình là con gái, bâu giỡ bố mẹ bỏ nhau thì con mình có lấy được chồng hay không, còn nếu lấy họ có khinh con nhà mình hay không. Cứ nghĩ như thế mà lại thôi. Cháu thấy đấy, hai cô chú tranh cãi nhau suốt ngày, cô phải nhịn rất nhiều”. Qua tâm sự và quan sát cô H, có thể khẳng định rằng cô H là một mẫu ngƣời điển hình cho phụ nữ Việt Nam truyền thống: luôn luôn chịu đựng, hết lòng vì chồng con và dành sự đau buồn cho bản thân mình. Mối quan hệ với chồng cô chỉ để duy trì cái tiếng là có một gia đình, còn sự yêu thƣơng là không còn. Hơn nữa, do tính cách của chồng cô là khó tính nên giữa cô H và chồng thƣờng không trao đổi, trò chuyện với nhau nhiều.
Hiện tại, mong muốn lớn nhất là con gái của cô đƣợc yên bề gia thất. Con gái chính là niềm an ủi với cô, là điều để cô nhẫn nại bấy lâu. Cô chỉ mong con gái của mình tìm đƣợc ngƣời tốt, yêu thƣơng thật lòng để không giống cô, là luôn phải chịu ấm ức. Ngoài việc giảng dạy trên lớp, cô còn tham gia vào nhiều họat động nhƣ công đoàn ở trƣờng, chi hội phụ nữ của khu phố để đƣợc giao lƣu, trò chuyện.
Khi đã trò chuyện thân mật, hiểu về hoàn cảnh của cô H tôi tìm hiểu rõ hơn về độ tuổi trung niên của cô. Câu hỏi đƣa ra với cô H đó là : “ Cô nhận thấy sự thay đổi cơ thể của mình như thế nào ở độ tuổi của cô”. Cô H chia sẻ: “ Cái tuổi nó đuổi cái xuân đi cháu ạ, thời con gái cô cũng có sắc lắm cháu ạ, lấy chồng sinh con, rồi trải qua bao nhiêu chuyện buồn vui, mà cháu thấy đấy gia đình cô toàn chuyện buồn, nhìn cô già trước tuổi, cô kém chồng đến 7 tuổi mà trông cô hơn già hơn chú rất nhiều. Dạo gần đây
cô thấy cơ thể mình có những chuyển biến rõ rệt. Cô thường xuyên mất ngủ, lại đau đầu, huyết áp thì không ổn định, đã vài lần ngất sỉu vì huyết áp giảm nên cô lúc nào cũng thấy mệt mỏi. Đã thế kinh nguyệt thì thất thường gây cho cơ thể sự khó chịu. Cơ thể thì mệt mỏi nên làm nhiều việc không như mình mong muốn, trước đây thì có thể đứng lớp giảng bài cả ngày mà không ảnh hưởng nhiều, giờ thì cô chỉ dạy buổi sang thôi, còn buổi chiều cô nghỉ”
Từ chia sẻ của cô H cho thấy: cô H nhận thấy sự thay đổi cơ thể của mình một cách rõ rệt với những triệu chứng nhƣ đau đau, mất ngủ, luôn mệt mỏi, huyết áp không ổn định. Sự thay đổi này gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của cô, đó là việc lƣợng công việc giảm một nửa so với trƣớc đây. Nhƣ vậy, cô H cũng rơi vào con số 59,7% phụ nữ trung niên trong nghiên cứu nhận thấy sự thay đổi cơ thể là rõ ràng với những biểu hiện nhƣ đau đầu, mất ngủ, luôn mệt mỏi, huyết áp không ổn định. Nhằm tìm hiểu liệu những thay đổi cơ thể đem lại những cảm xúc cho cô H nhƣ thế nào, ngƣời nghiên cứu tiếp tục phỏng vấn cô H với câu hỏi “ Cảm xúc của cô như thế nào khi có những thay đổi về mặt cơ thể” Cô H tiếp tục chia sẻ suy nghĩ của mình: “ Cô cũng hiểu bản thân không tránh khỏi quy luật đó là càng nhiều tuổi thì sức khỏe càng suy giảm nhưng sự thay đổi nhanh chóng làm bản cô thấy hẫng hụt và có lo lắng. Lo lắng vì sức khỏe giảm mà vẫn có việc quan trọng cần làm đó là con gái cô chưa lấy chồng, nếu con gái cô đã yên bề gia thất thì cũng không phải lo lắng nhiều nữa. Còn về công việc thì cô không lo lắng nhiều vì cô cũng sắp nghỉ hưu, hơn nữa cô đã đi dạy học nhiều năm những kinh nghiệm cô có đựơc không làm chất lượng dạy của cô giảm đi ”
Những thay đổi về cơ thể đã làm cho cô H xuất hiện cảm xúc là hẫng hụt và có lo lắng. Lo lắng ấy liên quan đến vấn đề con gái của cô chƣa lấy
chồng, cô sợ sẽ không nhiều sức khỏe lo cho con gái đƣợc chọn vẹn. Điều này có thể hiểu đó là tâm lý chung của bố mẹ, khi trong gia đình mà con cái chƣa yên bề gia thất hết mà sức khỏe không tốt thì không ngừng lo lắng. Trong nghiên cứu có chỉ ra các cảm xúc tích cực hiện tại của khách thể nhiều hơn các cảm xúc tiêu cực hiện tại, nhƣng trong trƣờng hợp của cô H thì cảm xúc tiêu cực chiềm nhiều hơn. Điều này, nhằm phân tích sâu hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi, là dù các cảm xúc tích cực chiếm nhiều hơn thì đằng sau đó vẫn có những lo lắng ở ngƣời phụ nữ trung niên.
Cô H cũng chia sẻ thêm khi đƣợc hỏi về các mối quan hệ xã hội hiện tại của cô : “ Ngoài thời gian nên lớp cô tham gia vào hội phụ nữ ở khu phố, cô cũng tham gia vào nhóm bạn cùng sở thích là cùng chơi cầu lông để tăng cường sức khỏe. Khi tham gia vào hội phụ nữ, cô được động viên, chia sẻ rất nhiều, nhất là lúc gia đình cô xảy ra chuyện buồn, chị em trong hội thay nhau đến chia sẻ động viên, cũng nhờ đó mà cô bớt buồn, chấp nhận thực tế cuộc sống của mình. Ở hội phụ nữ, chị em giúp đỡ nhau cả về vật chất và tinh thần nên chị em cảm thấy rất thoải mái, vui vẻ. Có thể sau gia đình thì hội phụ nữ là gia đình thứ hai của chị em phụ nữ”. Qua đó có thể hội phụ nữ đƣợc cô H rất quan tâm, và ngƣợc lại hội phụ nữ cũng mang laị sự thoải mái cho chị em phụ nữ. Chính điều này làm chúng ta hiểu ở giai đoạn trung niên thì nhóm xã hội, đặc biệt là hội phụ nữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của
Nhƣ vậy, ngoài những yếu tố đã phân tích về sự thay đổi cơ thể, cảm xúc và các mối quan hệ xã hội thì ở tuổi trung niên còn nhiều vấn đề để nghiên cứu nhƣ chuyện ngoại tình, con riêng, ly dị….nhƣng vì thời gian có hạn nên ngƣời nghiên cứu xin đƣa ra một ví dụ để hiểu thêm.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Phụ nữ tuổi trung niên đã nhận thấy sự thay đổi về mặt cơ thể. Tuy nhiên, những dấu hiệu để nhận thấy sự thay đổi chƣa đƣợc phụ nữ trung niên nhận thức và lý giải một cách rõ ràng. Những thay đổi này gây khó khăn cho họ. Những khó khăn đó tập trung phần lớn vào vấn đề sức khỏe mà không tập trung nhiều vào sự thay đổi bên trong nhƣ việc thể hiện cảm xúc hay việc thể hiện bản thân mình. Dù có khó khăn lớn nhất là vấn đề sức khỏe hay các vấn đề khác nhƣ thu nhập hay trợ giúp con cái trong những công việc hàng ngày hoặc là khó chia sẻ cảm xúc với chồng con và bạn bè … nhƣng phần lớn phụ nữ trung niên hài lòng với cuộc sống của mình. Chỉ còn lại một tỷ lệ nhỏ các khách thể là không hài lòng với cuộc sống của bản thân, và đây là tỷ lệ có hiện tƣợng “khủng hoảng” ở lứa tuổi trung niên khi có những khó khăn mà chƣa giải quyết đƣợc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
1.1. Về mặt lý luận
Đề tài nghiên cứu đã có đóng góp về mặt lý luận là hệ thống lại một số lý thuyết nghiên cứu về giai đoạn trung niên, bao gồm các Lý thuyết phân tâm học và lý thuyết tâm lý học phát triển.
Carl Jung: ông là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về giai đoạn trung niên. Theo ông, đây là giai đoạn con ngƣời đi vào thế giới nội tâm, nhận thức sâu xa bản thân mình so với ngƣời khác.
Erik Erickon, nhấn mạnh đến 8 giai đoạn khủng hoảng, mỗi giai đoạn đều có đặc điểm riêng, trong đó giai đoạn trung niên con ngƣời phải đối mặt với thử thách giữa khả năng sinh sản hay trì trệ. Có nghĩa là ngƣời trung tuổi trong giai đoạn này cần chăm sóc và giáo dục thế hệ sau để hoàn thành trách nhiệm của mình.
Robert Peck tiếp tục quan điểm của Erikson, nhƣng ông phê phán Erickson là không nên tóm tắt làm hai giai đoạn ở những năm giữa và cuối đời, mà cần phân nhỏ ra. Ông chia làm 7 vấn đề, nhƣng không vấn đề nào gắn với tuổi trung niên hay tuổi già.
Daniel Levinson: theo ông đây cũng là giai đoạn này xét lại các giá trị và mục tiêu. Đây cũng là giai đoạn gặt hái đƣợc nhiều thành công so với các độ tuổi khác.
Gould đƣa ra mô hình “bảy biến đổi” trong nghiên cứu phát triển nhân cách, nhƣng có rất ít nghiên cứu ủng hộ thuyết của ông.
Đề tài cũng chỉ ra đƣợc các đặc điểm của giai đoạn trung niên, đó là đặc điểm về thể chất, và các đặc điểm tâm lý đặc trƣng.
- Đặc điểm thể chất: Thời kỳ này, hoạt động của hệ thần kinh trung ƣơng giảm, lƣợng cholesterol tăng lên rõ rệt. Thị giác và thính giác giảm đáng kể, nam giơí kém hơn nữ giới. Các vận động giảm sút, nhƣng trình độ thực hiện các kỹ năng vẫn nhƣ trƣớc nhờ có kinh nghiệm thực tế. Ở phụ nữ, là hiện tƣợng tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Đặc điểm tâm lý: thời kỳ này chức năng nhận thức giảm nhƣng một số khả năng trí tuệ tăng. Trí nhớ giai đoạn giảm mạnh, trong khi ngôn ngữ đạt đỉnh điểm. Thời kỳ này, con ngƣời xét lại các gía trị và mục tiêu. Sự đánh giá bản thân diễn ra trên ba lĩnh vực cá nhân, gia đình và sự nghiệp.
1.2. Về mặt thực tiễn.
Sau khi nghiên cứu thì kết quả thu đƣợc đó là: Luận văn đã chỉ ra đƣợc phụ nữ giai đoạn trung niên dù có suy giảm về mặt sức khỏe nhƣng lại đƣợc bù lại bởi kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nên cuộc sống của họ không bị ảnh hƣởng nhiều. Phần lớn khách thể hài lòng về cuộc sống của mình.
Kết quả nghiên cứu trùng khớp với giả thuyết nghiên cứu: Đó là phần lớn khách thể nhận thấy sự thay đổi cơ thể một cách rõ ràng. Còn cảm xúc hiện tại của khách thể chủ yếu là cảm xúc tích cực chiếm phần nhiều hơn cảm xúc tiêu cực. Ngoài gia đình và công việc thì phụ nữ trung niên tham gia tích cực vào nhóm xã hội đặc biệt là hội phụ nữ. Khi tham gia vào các nhóm xã hội thì ngƣời phụ nữ trung niên đƣợc giải bày tâm sự, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống.
2. Kiến nghị
Với gia đình: trong giai đoạn này, ngƣời phụ nữ trung niên rất cần nhận đƣợc sự hỗ trợ của gia đình để bản thân họ có thể vƣợt qua những mệt mỏi do cơ thể gây ra. Những hỗ trợ ấy bao gồm sự động viên tinh thần, đặc biệt là dành thời gian để ngƣời mẹ, ngƣời vợ nghỉ ngơi. Hơn nữa, các thành
viên trong gia đình cần tạo điều kiện để ngƣời phụ nữ trong gia đình hoàn thành tốt vai trò giáo dục thế trẻ bằng việc hợp tác, nghe lời ngƣời dạy bảo.
Với bản thân người phụ nữ:
- Độ tuổi này có những đặc trƣng để nhận biết sự thay đổi cơ thể nhƣ mệt mỏi, cáu gắt, kinh nguyệt không đều, vì thế phụ nữ cần thấy rõ và chia sẻ với gia đình để gia đình có thể hỗ trợ, giúp tránh quá mệt mỏi. Ngƣời phụ nữ cần tận dụng thời gian nghỉ ngơi (nếu có thể) để đảm bảo sức khoẻ. - Cần quan tâm đúng mực đến việc giáo dục con cháu, để gia đình luôn bền vững và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách, NXB. Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
2. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm Lý Học, NXB. Từ điển Bách Khoa 3. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, NXB. Chính trị
Quốc gia Hà Nội.
4. Trần Thị Minh Đức (2006), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới,
NXB. Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Bennet, E. A. (2002), Jung đã thực sự nói gì, NXB. Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
6. Trƣơng Thị Khánh Hà (2013), Tâm lý học phát triển, NXB. Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
7. Grace. J Craig. Don Bau Cum (1999) – Human developmen, Prrentice, Hall (Bản dịch của nhóm tác giả: Hoàng Mộc Lan, Nguyễn Hữu Thụ, Lê Minh Loan, Trƣơng Thị Khánh Hà, Nguyễn Minh Hằng).
8. Godefroid, Jo. (1990), Những con đường tâm lý, Tủ sách NT- Hà Nội (bản dịch do Bác sĩ Trần Di Ái chủ biên).
9. Gray, J. (2007), Đàn ông đến từ sao hỏa, Đàn bà đến từ sao kim, (Bản dịch của Phạm Thị Thanh Huyền, Ngô Thị Duyên), NXB. Văn Hóa – Thông Tin.
10. Lê Khanh (2007), Bài giảng tâm lý học nhân cách, Khoa Tâm lý học, trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
11. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa gia đình Việt Nam, NXB. Thanh niên 12. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, NXB. Đại học Quốc gia Hà
13. Phan Trọng Ngọ (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển, NXB. Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội.
14. Hoàng Phê (1999), Từ Điển Tiếng Việt, NXB. Khoa Học Xã hội
15. Miler, P.-H. (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển, NXB. Văn Hóa – Thông Tin
16. Daco, P. (2005), Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học hiện đại, NXB. Thống kê.
17. Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh (2007), Bạo lực gia đình một cái nhìn sai lệch, NXB. Khoa Học Xã Hội.
18. Lê Thi (2006), Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay, NXB. Khoa Học Xã Hội .
19. Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý học đại cương, NXB. Đại học Quốc Gia Hà Nội
20. Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về Tâm lý Gia Đình, NXB. Kim Đồng.