1.1.2 .Giảng viên
2.2. Thực trạng đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
2.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai đánh giá đội ngũ giảng viên Trường Chính
Chính trị tỉnh Thái Nguyên
2.2.2.1. Thực trạng tiến hành quy trình đánh giá
ban hành được quy chế riêng về đánh giá viên chức, giảng viên mà hiện tại vẫn đang căn cứ theo các quy định của Luật Viên chức và các nghị định hướng dẫn thi hành. Nhà trường cũng đã triển khai hướng dẫn cụ thể dựa trên hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền với trình tự gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ
được giao theo mẫu quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức và Nghị định số 88/2020/NĐ- CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP; Nghị định số 90/2020 ngày13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC, viên chức.
Bước 2: Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp khoa, phịng để tập
thể đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà trường xem xét, cho ý kiến về kết
quả tự đánh giá của viên chức và kết quả đánh giá của khoa phòng, đề xuất, tham mưu Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hằng năm.
Bước 4: Thông báo cho viên chức kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng. Đồng
thời, công khai kết quả tại cơ quan theo quy định pháp luật hiện hành.
2.2.2.2. Thực trạng về xây dựng và áp dụng tiêu chí đánh giá
Như trên vừa đề cập, việc đánh giá đối với viên chức nói chung và giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Ngun nói riêng trong những năm gần đây được áp dụng theo căn cứ tại Luật Viên chức, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức và Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định số 90/2020 ngày13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC, viên chức và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Bộ Nội vụ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thái Ngun... Theo đó, các tiêu chí đánh giá được căn cứ theo hai loại “quy định cứng” và “quy định mềm”, trong đó các quy định cứng để đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng do Quốc hội ban hành trong các Luật, và được Chính phủ và Bộ Nội vụ cụ thể hóa tại các Nghị định và Thơng tư
hướng dẫn. Hiện nay, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Nguyên, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên vẫn chủ yếu căn cứ theo các “quy định cứng” này để triển khai xây dựng tiêu chí đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng chứ cũng chưa chủ động nhiều trong việc xây dựng các “tiêu chí mềm” phù hợp với đặc thù của Nhà trường cũng như của từng bộ phận khoa, ban.
Những năm gần đây, căn cứ theo các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Ngun đã có cơng văn u cầu lãnh đạo Nhà trường tập trung chỉ đạo về việc thực hiện đánh giá, phân loại viên chức, giảng viên theo đúng nội dung quy định của Luật Viên chức và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, Nhà trường cũng đã hướng dẫn chi tiết về xác định các tiêu chí liên quan đến đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng trong các cơ quan, đơn vị căn cứ theo quy định với các tiêu chí cụ thể sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Nhà trường;
- Kết quả thực hiện công việc được giao; tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ gắn với VTVL, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
- Tinh thần trách nhiệm, thái độ trong giảng dạy, quản lý, phục vụ, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Ngoài ra, viên chức giữ chức danh quản lý (Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, phòng) còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
- Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
- Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
ngành, trong đó có Trường Chính trị tỉnh Thái Ngun cần xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể đối với công chức, viên chức, giảng viên dựa trên các quy định của nhà nước, quy định của tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, bản mô tả công việc của từng VTVL trong cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn với đặc điểm mang tính đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Đồng thời, quy định cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện công tác đánh giá, phân loại cơng chức, viên chức, giảng viên.
Nhờ đó, kết quả đánh giá, phân loại giảng viên theo các tiêu chí cũng đã được triển khai tương đối hiệu quả. Kết quả này có thể được tổng hợp thơng qua việc đánh giá đội ngũ giảng viên của Nhà trường qua các nhóm tiêu chí cơ bản như sau: (1) Phẩm chất chính trị; (2) Đạo đức nghề nghiệp; (3) Lối sống, tác phong; (4) Kiến thức, năng lực chuyên môn; (5) Năng lực sư phạm…, cụ thể:
Thứ nhất, về phẩm chất chính trị
Đây là nhóm tiêu chí quan trọng hàng đầu cùng với đạo đức cách mạng của bản thân mỗi CBCC, viên chức nói chung và đặc biệt là đối với người giảng viên của trường chính trị cấp tỉnh nói riêng. Phẩm chất chính trị được hình thành từ sự tác động của chính trị xã hội và từ hoạt động thực tiễn của bản thân mỗi giảng viên. Phẩm chất chính trị tốt là cơ sở quan trọng để xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng. Đối với giảng viên Trường Chính trị, việc xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảng dạy LLCT, đồng thời là cơ sở để các giảng viên có lập trường vững vàng khi phân tích, lý giải một cách khoa học đối với những hiện tượng chính trị, xã hội nảy sinh để định hướng hành động đúng đắn; giải quyết tình huống phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay.
Qua đánh giá hằng năm của Nhà trường có thể thấy, phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên về cơ bản là tốt. Các giảng viên luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã tích cực phấn đấu, rèn luyện, đăng ký “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo các chuyên đề cụ thể từng năm, tích cực tham gia các buổi hội thảo do Nhà trường tổ
chức, nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường các hoạt động làm theo một cách thiết thực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên của Nhà trường một phần cịn được thể hiện thơng qua các bài giảng trên lớp cũng như các trong hoạt động giao tiếp với học viên. Thông qua khảo sát ý kiến đánh giá từ các cán bộ lãnh đạo trong Ban Giám hiệu Nhà trường và các lãnh đạo Khoa/Phòng của Nhà trường về nội dung này, kết quả có được thể hiện thơng qua bảng sau:
Bảng 2.1. Đánh giá của Lãnh đạo Nhà trường và lãnh đạo Khoa/Phòng về phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh
Thái Nguyên.
(Đơn vị tính: %)
Tiêu Mức độ đạt
Phẩm chất chính trị
chuẩn Tốt Khá TB Yếu Kém
Tiêu chí 1 Tinh thần yêu nước 100 0.0 0.0 0.0 0.0 Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
Tiêu chí 2 và chủ nghĩa xã hội phấn đấu thực 100 0.0 0.0 0.0 0.0 hiện có kết quả đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hành cần, kiệm, liêm, chính,
Tiêu chí 3 chí cơng vơ tư, chống bệnh thành 93.3 6.7 0.0 0.0 0.0 tích theo tư tưởng đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh
Tiêu chí 4 Khơng tham nhũng và kiên quyết 66.7 33.3 0.0 0.0 0.0 đấu tranh chống tham nhũng.
Có trình độ hiểu biết LLCT, quan
Tiêu chí 5 điểm, đường lối của Đảng, chính 86.7 13.3 0.0 0.0 0.0 sách, pháp luật của Nhà nước.
(Nguồn: Khảo sát của tác giả).
Qua Bảng thống kê cho thấy, giảng viên Nhà trường có “Tinh thần yêu nước”, “Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước” với mức đánh giá tuyệt
đối, đạt 100% ý kiến đánh giá ở mức “Tốt”. Ý thức “Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, chống bệnh thành tích theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của đội ngũ giảng viên cũng đạt 93.3% ý kiến đánh giá “Tốt”, chỉ có 6.7% ý kiến đánh giá ở mức “Khá”.
Về “Trình độ hiểu biết LLCT, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” của đội ngũ giảng viên cũng đạt 86.7% ý kiến đánh giá mức độ “Tốt”, 13.3% ý kiến đánh giá ở mức “Khá”. Tiêu chí “Khơng tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng” cũng đạt ở mức tương đối với 66.7% ý kiến đánh giá “Tốt” và 33.3% ý kiến đánh giá “Khá”.
Để có cái nhìn khách quan khi đánh giá về nội dung này, tác giả cũng đã tiến hành thiết kế phiếu khảo sát riêng để lấy ý kiến từ phía các học viên. Kết quả có được như sau:
Bảng 2.2. Đánh giá của học viên về phẩm chất chính trị của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
(Đơn vị tính: %)
Tiêu Phẩm chất chính trị Mức độ đạt
chuẩn Tốt Khá TB Yếu Kém
Chấp hành đường lối, chủ
Tiêu chí 1 trương của Đảng, chính sách, 100 0 0 0 0 pháp luật của Nhà nước
Tiêu chí 2 Tham gia hoạt động chính trị xã 100 0 0 0 0 hội
Tiêu chí 3 Thực hiện nghĩa vụ cơng dân 100 0 0 0 0 Tiêu chí 4 Tư tưởng và quyết tâm thực 100 0 0 0 0
hiện đường lối đổi mới
(Nguồn: Khảo sát của tác giả).
Qua kết quả từ Bảng thống kê trên cho thấy, 100% học viên đều đánh giá đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Ngun có phẩm chất chính trị ở mức “Tốt”. Trên thực tế, qua đánh giá hằng năm của Nhà trường cũng khẳng định, đội ngũ giảng viên của Nhà trường ln có ý thức chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt các giảng viên luôn tin
tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới. Để phát huy được vai trị của mình đối với sự phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương, đất nước, các giảng viên của Nhà trường đã tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Giảng viên đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng do Tỉnh đoàn, Đoàn khối các cơ quan tỉnh Thái Ngun phát động, như: tích cực đóng góp các quỹ, tham gia Chương trình “Về nguồn” - Hành trình Tuổi trẻ đồn khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên về với “địa chỉ đỏ”, tri ân và dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ ở các địa phương.
Ngoài ra, các giảng viên Nhà trường cũng luôn phát huy tốt tinh thần xung kích trong các hoạt động, chủ cơng trong các phong trào, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và của Nhà trường như: ngày Quốc tế Thiếu nhi, Trung thu cho con em cán bộ, giảng viên Nhà trường, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập trường, tham gia tích cực các hoạt động do đồn cấp trên phát động, tổ chức. Thông qua các hoạt động này, đã tạo điều kiện cho các thế hệ thể hiện được năng lực, sức khỏe, sự năng động sáng tạo và nhiệt huyết của các cán bộ, giảng viên Nhà trường, đặc biệt là các giảng viên trẻ.
Thứ hai, về đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc, chuẩn mực, phản ánh mối quan hệ giữa con người với công việc, con người với con người nhằm điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của những người hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp dựa trên sức mạnh của dư luận xã hội và lương tâm của mỗi người nhằm đáp ứng địi hỏi đặc thù do tính chất, đặc điểm nghề nghiệp đặt ra. Do đặc trưng nghề nghiệp khác nhau nên bên cạnh những chuẩn mực đạo đức chung thì mỗi nghề lại có những quy tắc và chuẩn mực đạo đức đặc trưng.
Đạo đức nghề nghiệp đối với giảng viên nói chung và giảng viên LLCT tại Trường Chính trị tỉnh Thái Ngun nói riêng ln được đề cao trong hoạt động nghề nghiệp. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao nhất là u nghề. Chính lịng yêu nghề là động lực giúp các giảng viên có thể vượt qua khó khăn trong cơng việc, cuộc sống để hồn thành thật tốt cơng việc của mình.
chuẩn này của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy như sau:
Bảng 2.3. Đánh giá của học viên về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
(Đơn vị tính: %)
Tiêu Mức độ đạt
Đạo đức nghề nghiệp
chuẩn Tốt Khá TB Yếu Kém
Tiêu chí 5 Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh 83.3 16.7 0.0 0.0 0.0 thần trách nhiệm
Tiêu chí 6 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy 95.0 5.0 0.0 0.0 0.0 tín của nhà giáo
Tiêu chí 7 Sống trung thực, lành mạnh, là 100 0.0 0.0 0.0 0.0 tấm gương tốt cho người học
Tôn trọng, đối xử cơng bằng với
Tiêu chí 8 người học, tạo điều kiện cho 95.0 5.0 0.0 0.0 0.0 người học hoàn thành mục tiêu
học tập và rèn luyện
(Nguồn: Khảo sát của tác giả).
Qua Bảng thống kê trên cho thấy, 100% ý kiến đánh giá mức độ “Tốt” từ phía các học viên cho rằng đội ngũ giảng viên Nhà trường “Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho người học”, 95% ý kiến đánh giá giảng viên ở mức độ “Tốt” với các tiêu chí “Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo” và “Tơn trọng, đối xử công bằng với người học, tạo điều kiện cho người học hoàn thành mục tiêu học tập và rèn luyện”. Mối quan hệ với học viên cũng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên. Theo đó, địi hỏi người giảng viên cần có sự tơn trọng người học. Việc tơn trọng học viên cũng là một nhân tố đảm bảo cho sự thành công của một giờ giảng. Bởi chỉ khi giảng viên tôn trọng người học tức là đặt người học lên vị trí hàng đầu thì bản thân giảng viên mới thực sự có ý thức đầu tư về tâm sức, trí tuệ nhiều hơn cho các bài giảng của mình, để bài
giảng thực sự đem lại giá trị hữu ích cho người học. Ngồi ra, đối với học viên, giảng viên cũng phải đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá chất lượng học tập của người học, đối xử công bằng với người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học hoàn thành được mục tiêu học tập và rèn luyện của mình.