4.1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện tôi nhận thấy rằng: “Công tác quản lí đổi mới phương pháp dạy học” là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong nhà trường. Nó có tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt trong thời đại hiện nay Giáo dục và Đào tạo ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương, gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân, lập nghiệp. Do vậy từ người cán bộ quản lý đến đội ngũ giáo viên trong nhà trường đều phải xác định rõ nhiệm vụ, vị trí của mình trên mặt trận giáo dục, vì vậy tất cả cán bộ giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Đồng thời phải chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học.
4.2. Kiến nghị:
* Đối với lãnh đạo ngành:
- Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bến Lức tiếp tục mở những lớp tập huấn, những buổi hội thảo trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong huyện.
- Tổng kết đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo từng học kỳ để rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những hạn chế yếu kém và triển khai tiếp.
- Tạo điều kiện hỗ trợ nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương tiện thiết bị dạy học để nhà trường thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Cần quan tâm nhiều đến chế độ chính sách đối với giáo viên vì khi yên tâm về cuộc sống thì giáo viên mới dành hết tâm quyết cho nghề. Giáo viên se đầu tư sáng tạo nhiều hơn trong quá trình giảng dạy từ đó hiệu quả giáo dục se được nâng lên.
- Cần xây dựng chế độ làm việc hợp lý để giáo viên có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, có thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Công văn số 3280/BGDĐT - GDTrH ngày 27/8/2020 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.
- Công văn số 9890/BGDĐT ngày 27/9/2007 về việc hướng dẫn nội dung phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/07/2021: ban hành quy định đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Luật giáo dục 2019.
- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013.
- Nhiều tác giả, Tài liệu học tập Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, NXB Giáo Dục, 2020.
- Nguyễn Đức Hiệp - Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông-http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/6/20/3080/chuan-kien-thuc,-kinang-cua;
- Bùi Ngọc Sơn, Hướng dẫn thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB Giáo dục, 2008.