VII. Cấu trúc của đề tài
B. NỘI DUNG
4.3. Kết luận chƣơng 4
Dựa vào những kết quả nghiên cứu, tôi rút ra một số kết luận sau:
Để dạy tốt môn TN&XH thông qua tìm tòi- khám phá có nhiều các biên pháp. Mỗi biện pháp có mặt hay và hạn chế riêng vì vậy khi sử dụng các PPDH GV cần nắm vững các phương pháp hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn kết hợp các PPDH phù hợp với nội dung bài dạy, chủ điểm và năng lực cần đạt của bài học đó. Căn cứ vào đối tượng HS mà sử dụng các PPDH một cách hợp lí, linh hoạt và đúng mức
Chƣơng 5: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 5.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm dạy học là một phương pháp đặc biệt cho phép tác động lên đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để hướng quá trình ấy diễn ra theo mục đích của người nghiên cứu.
Với ý nghĩa như trên , xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học nói chung , xuất phát từ thực trạngdạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cơ sở 2, phường Hòa Khánh Nam, quân Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và sự hiệu quả của những phương pháp đã đề xuất.
5.2. Đối tƣợng, thời gian, địa bàn thực nghiệm
- Đối tượng Đối tượng mà đề tài lựa chọn thực nghiệm là HS lớp lớp Một/2, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cơ sở 2, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian các bài giảng thực nghiệm được tiến hành trong học kì 1, năm học 2020 – 2021.
- Địa bàn thực nghiệm: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cơ sở 2, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
5.3. Nội dung thực nghiệm
Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi đã đi tìm đến sự giúp đỡ, tham khảo ý kiến từ các GV dạy lớp Một/2, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cơ sở 2, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng để tiến hành tổ chức. Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến trong việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1
Chúng tôi tiến hành dạy 1 bài thực nghiệm: Con người nơi em sống (TN&XH 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống)
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp thực hành luyện tập - Phương pháp trực quan - Phương pháp quan sát - Một số phương pháp khác
5.5. Kết quả thực nghiệm
5.5.1. Dựa vào kết quả các bài tập củng cố
Sau khi học bài Con người nơi em sống thông qua dạy học tìm tòi – khám phá hình thành cho HS các năng lực và phẩm chất:
1. Năng lực * Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ HS tích cực trong việc tìm hiểu nội dung bài học
+ Tiết tên, hoạt động chính, vai trò của một số công việc, nghề nghiệp, + Liên hệ được những hiểu biết đó với nghề của người thân trong gia đình. - Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Biết chia sẻ thông tin nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình cho bạn cùng lớp
+ Tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
+ Có thói quen trao đổi giúp đỡ nhau trong học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Biết xác định đúng yêu cầu, tìm thông tin để giải quyết vấn đề phù hợp
+ Đưa ra được ý kiến theo cách khác nhau về một số nghề nghiệp trong gia đình và xã hội.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận thức khoa học:
+ Nhận biết được một số nghề nghiệp của người dân xung quanh, người trong gia đình.
+ Nói được lợi ích của một số công việc cụ thể
+ Nói được công việc của bố mẹ và hình thành dự định, mơ ước của chính mình về công việc, nghề nghiệp sau này.
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xãh hội xung quanh + Đặt được các câu hỏi đơn giản về nghề nghiệp
+ Quan sát và kể được một công việc của người dân xung quanh, người trong gia đình
+ Nhận xét được đặc điểm của từng nghề nghiệp, công việc của người dân xung quang, người trong gia đình
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
+ Nhận biết được công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng cũng đáng quý, đáng trân trọng.
2. Phẩm chất
- Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Biết trân trọng, biết ơn người lao động và có ý thức tham gia một số công việc phù hợp ở cộng đồng.
Để đánh giá năng lực khoa học cho HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1 sau bài học chúng tôi tiến hành cho HS thực hiện bài tập sau:
Hình thức: Kiểm tra bằng miệng
Bài tập 2: Những việc làm nào sau đây thể hiện sự đóng góp cho nơi em sống?
a. Giữ gìn vệ sinh nơi em sống b. Bẻ hoa
c. Gây mất trật tự
d. Lễ phép với mọi người xung quanh e. Chỉ tay vào các bác lao công.
Kết quả đánh giá sau khi làm bài:
Đối tượng: Lớp Một/2, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cơ sở 2, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thàn phố Đà Nẵng.
Số lượng: 40 Hoàn thành tốt: 28 Hoàn thành : 12 Chưa hoàn thành: 0
* Kết luận: Dạy học tìm tòi khám phá qua bài học Con người nơi em sống chúng tôi quan sát và nhận thấy rằng trong quá trình dạy, HS hứng thú với môn học, HS tương tác và tiếp nhận tri thức một cách tự nhiên, HS chủ động trong việc thực hiện chiếm lĩnh tri thức và chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà GV đưa . Thông qua bài tập kiểm tra đánh giá chúng tôi đánh giá HS phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù và tiếp nhận tri thức một cách hiệu quả sau khi dạy học tìm tòi – khám phá.
5.5.2. Dựa vào kết quả điều tra GV:
- Có 62% GV khối 1 cho rằng việc dạy học tìm tòi - khám phá môn TN&XH là rất cần thiết; 38% là cần thiết; 0% là không cần thiết. Như vậy, có thể thấy rằng GV đều coi trọng dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1
- GV phối hợp linh hoạt chủ yếu các PPDH như: Phương pháp quan sát, phương pháp thảo luận nhóm. Ngoài ra còn có các phương pháp như : Phương pháp trò chơi học tập, phương pháp động não.
- Có 63% GV cho rằng của việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1 rất hiệu quả; 37% là hiệu quả; không có GV nào cho rằng không hiệu quả. Điều đó chứng tỏ rằng dạy học tìm tòi – khám phá có hiệu quả tích cực trong việc phát triển năng lực HS trong môn TN&XH lớp 1.
- Bên cạnh những mặt thuận lợi thì cũng gặp một vài khó khăn trong việc dạy học tìm tòi – khám phá, nhưng hầu hết GV cho rằng khi dạy học tìm tòi – khám phá thì mức độ hiệu quả lại cao. Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò dạy học tìm tòi – khám phá trong việc phát triển năng lực HS qua môn TN&XH lớp 1.
5.5.3. Dựa vào kết quả điều tra HS
- Qua khảo sát mức độ hứng thú của HS lớp 1 có 50% rất thích học môn TN&XH; 37% thích học môn TN&XH; không có HS nào không hứng thú với môn TN&XH lớp 1. Cho thấy HS rất hứng thú khi học môn TN&XH.
- Bằng những biện pháp cụ thể đã áp dụng như vừa nêu trên, sau một tháng, với sự nỗ lực không ngừng của GV và HS, chúng tôi thấy năng lực chung và năng lực học tập môn TN&XH của HS đã được nâng cao rõ rệt. HS yêu thích môn TN&XH hơn, hầu hết các em đều rất hào hứng tham gia vào các tiết học, chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài và tích cực tham gia các hoạt động. Nhiều em biết vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. Điều này có thể thấy rõ với bảng số liệu sau:
5.5.3.1. Đánh giá năng lực chung của HS trong tháng 12 học kì I năm học 2020 – 2021
Sĩ số Năng lực HTT HT Chƣa HT SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 40 Tự chủ và tự học 22 55% 18 45% 0 0% Giao tiếp và hợp tác 18 45% 22 55% 0 0%
Giải quyết vấn đề và sáng tạo 16 40% 24 60% 0 0%
Bảng 10: Đánh giá năng lực chung của HS trong tháng 12 học kì I năm học 2020 – 2021
5.5.3.2. Đánh giá năng lực chuyên môn trong môn TN&XH của HS trong tháng 12 học kì I năm học 2020 – 2021 học kì I năm học 2020 – 2021 Sĩ số Năng lực HTT HT Chƣa HT SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 40 Nhận thức 30 75% 10 25% 0 0% Tìm tòi và khám phá 21 52,5% 19 47,5% 0 0% Vận dụng 22 55% 18 45% 0 0%
Bảng 11: Đánh giá năng lực chuyên môn trong môn TN&XH của HS trong tháng 12 học kì I năm học 2020 – 2021
5.5.3.3. Đánh giá kết quả học tập môn TN&XH của HS trong tháng 12 học kì I năm học 2020 – 2021 năm học 2020 – 2021
Sĩ số Đợt đánh giá HTT HT Chƣa HT SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
40 Tháng 12 30 75% 10 25% 0 0%
Bảng 12: Đánh giá kết quả học tập môn TN&XH của HS trong tháng 12 học kì I năm học 2020 – 2021
Nhờ vận dụng những biện pháp phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1 ở trên chúng tôi thấy chất lượng môn TN&XH của lớp Một/2 tăng lên rất nhiều.
- HS nắm chắc được kiến thức trọng tâm của bài. Phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập.
+ Năng lực nhận thức sau khi vận dụng các biện pháp phát triển năng lực HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá tăng 25% so với ban đầu.
+ Năng lực tìm tòi – khám phá sau khi vận dụng các biện pháp phát triển năng lực HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá tăng 27,5% so với ban đầu
+ Năng lực vận dụng sau khi vận dụng các biện pháp phát triển năng lực HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá tăng 25% so với bạn đầu
- Tiết học thu hút sự chú ý của HS, đảm bảo đúng thời gian quy định, tránh được sự đơn điệu trong bài học.
- Nếu trước kia GV đổi mới PPDH chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân thì nay dựa vào cơ sở khoa học và định hướng của đề tài mà GV có một cách nhìn tổng thể để đổi mới PPDH, nhờ đó mà thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. GV không phải nói nhiều mà thay vào đó HS đã được thực hành nhiều. Từ đó cho thấy kết quả học tập của HS môn TN&XH trong tháng 12 nm học 2020 – 2021 tăng rõ rệt:
+ HS đạt mức Hoàn thành tốt tăng 25% (tăng 8 HS) so với ban đầu + HS đạt mức Hoàn thành tăng 10% (tăng 8 HS) so với bạn đầu + Không có HS đạt mức chưa hoàn thành.
5.6. Kết luận chƣơng V
Từ kết quả thực nghiệm, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc sử dụng các biện pháp phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1. Đặc biệt là biện pháp Tổ chức cho HS trải nghiệm và biện pháp kết
hợp dạy học tìm tòi – khám pháp với các phương pháp pháp trực quan và phương pháp thảo luận nhóm... giúp cho giờ học TN&XH hứng thú, lôi cuốn, thu hút được các em tham gia học tập góp phần làm cho kết quả dạy học TN&XH được tăng lên rõ rệt.
Kết quả trên là một minh chứng cho thấy chất lượng học tập môn TN&XH của HS lớp Một/2 được nâng lên rất nhiều. Đây là thành công của chúng tôi trong quá trình thực dạy môn TN&XH theo hướng phát triển năng lực cho HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá.
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 1. Một số kiến nghị
1.1 Kết luận
Bất kì một giai đoạn lịch sử nào thì giáo dục vẫn là quốc sách hàng đầu bởi vì giáo dục vẫn là quốc sách hàng đầu bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng tạo nên nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Đổi mới PPDH cũng chính là tạo điều kiện quan trọng để đào tạo một thế hệ mới năng động, sáng tạo đáp ứng được xu thế mới năng động, sáng tạo đáp ứng được xu thế đổi mới của đất nước.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của HSTH, muốn hình thành hoạt động học cho HS cần có sự đồng bộ về nội dung, phương pháp và các hình thức dạy học.
Môn TN&XH có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển năng lực ở trường tiểu học.
Các biện pháp phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH giúp HS rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học TN&XH. HS sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến thức đó hoặc góp phần cùng các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng lên kiến thức đó. Trong quá trình tìm tòi - khám phá HS tự đánh giá được kiến thức của mình.
Dạy học tìm tòi khám phá là phương pháp trọng tâm để đổi mới cách dạy của ngành Giáo dục trong thời kì đổi mới về phương pháp. Hướng dẫn HS tự phát hiện và khám phá kiến thức mới trong học TN&XH lớp 1.
Qua quá trình tìm hiểu nội dung, phương pháp giảng dạy môn TN&XH cũng như qua quá trình trực tiếp thực dạy lớp 1, tôi nhận thấy để có được thành công và có hiệu quả cao trong giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực, người GV cần phải:
+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, lựa chọn PPDH phù hợp, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tư liệu chu đáo.
+ Không ngừng học hỏi đồng nghiệp để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ như dự giờ, thăm lớp.
+ Tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng do nhà trường cử đi.
+ Đọc Sách giáo khoa, các tài liệu khác để bổ trợ kiến thức Tự nhiên và Xã hội nói riêng và các kiến thức khác nói chung cho bản thân.
+ Có ý thức tự trau dồi, tự bồi dưỡng kiến thức, tự học không ngừng, bởi “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho HS noi theo”.
+ HS cần được coi là trung tâm của quá trình học, tự mình chiếm lĩnh hệ thống kiến thức, năng lực dưới sự điều khiển của GV.
1.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất phương án: Phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1. Khi giảng dạy, để thực hiện được tất cả những biện pháp đã nêu trên, theo chúng tôi người GV cần:
- Chú ý xác định nhiệm vụ của từng nội dung, từng tiết học để có kế hoạch tổ chức các đoạt động cho hợp lí.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức, năng lực sư phạm, PPDH bộ môn cho mình. - Hình dung trước những khó khăn, những sai lầm mà HS có thể mắc phải để chuẩn bị cách hướng dẫn thích hợp.
- Sau mỗi lần dạy cần nghiên cứu lại để bản thân GV có kinh nghiệm hơn có thể dùng phương pháp tốt hơn.
- GV chúng tôi mong muốn được cung cấp thêm tài liệu về TN&XH như sách, truyện, tài liệu và tài liệu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực.