Cá Lăng chấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus; lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26)

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacepède, 1803) là tên gọi của một loài cá giống cá Lăng (Hemibagrus) của họ cá Lăng (Bagridea), bộ cá da trơn (Siluriformes). Cá lăng là một trong những loài cá nước ngọt có kích thước lớn nhất, trong tự nhiên đã bắt được những con từ 40-50 kg (Mai Đình Yên, 1987).

Theo Nguyễn Đức Tuân (2006), cá Lăng chấm bố mẹ có khả năng thành thục tốt trong điều kiện nuôi ao, hệ số thành thục và sức sinh sản cao hơn so với cá thành thục trong tự nhiên. Công thức nuôi vỗ cá bố mẹ đạt hiệu quả cao nhất là trong điều kiện ao có phun mưa nhân tạo, tạo dòng chảy trong ao từ tháng 12 đến khi kết thúc vụ đẻ và sử dụng thức ăn tươi sống trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ, tỷ lệ cá cái thành thục đạt 91,67%, tỷ lệ cá đực thành thục đạt 84,00%. Tỷ lệ cá cái rụng trứng đạt 93,33%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 76,01%, tỷ lệ nở trung bình 58,19%, sức sinh sản thực tế đạt 4.432 trứng/kg cá cái. Hỗn hợp kích dục tố phù hợp nhất để kích thích cá bố mẹ rụng trứng và tiết tinh là LRH-A + Dom với liều lượng 15-20µg LRH-A + 6mg Dom. Động vật phù du và trùng chỉ là loại thức ăn phù hợp nhất để ương nuôi cá bột đến 15 ngày tuổi với mật độ ương nuôi phù hợp 4.000-6.000 con/m3. Sau 15 ngày ương cá đạt chiều dài trung bình 1,99-2,03 cm, trọng lượng trung bình 0,058 -0,062g, tỷ lệ sống 84,92 – 87,32%. Có thể ương cá hương từ 15 đến 30 ngày tuổi bằng trùng chỉ, thịt cá và thức ăn tổng hợp với mật độ ương nuôi thích hợp 100-1300 con/m2, tỷ lệ sống đạt 90%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus; lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)