Khách hàng vay vốn ngân hàng

Một phần của tài liệu 26A-TCNH-04.VUONG THIEN VU (Trang 63 - 70)

Việc đưa ra câu hỏi kháo sát đối với khách hàng cá nhân đến giao dịch tại ngân hàng về việc có thực hiện vay vốn ở ngân hàng. Trong đó, ta chia thành 2 nhóm: nhóm 1, có thực hiện vay vốn; nhóm 2, không thực hiện vay vốn. Với nhóm có vay vốn ta đặt cho giá trị 1, nhóm không thực hiện vay vốn nhận giá trị 0. Qua khảo sát, ta thấy có 142 khách hàng có thực hiện vay vốn trong tổng số 200 khách hàng cá nhân được phỏng vấn và được minh họa như sau:

Có thực hiện vay vốn Không thực hiện vay vốn

29%

71%

Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ giữa khách hàng vay vốn và không vay vốn theo khảo sát

STT Mục đích vay vốn Số lượng Tỷ lệ phần trăm

1 Vay kinh doanh 43 21,5

2 Vay tiêu dùng thế chấp 32 16

3 Vay mua ô tô 19 9,5

4 Vay mua nhà, xây sửa nhà 93 46,5

5 Vay mục đích khác 13 6,5

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Đối với khách hàng được khảo sát, phần lớn mục đích vay vốn nhằm mua nhà, xây sửa nhà, khoảng 46,5%. Sau đó đến mục đích vay để kinh doanh, chiếm 21,5%. Tiếp đến các nội dung như vay tiêu dùng thế chấp, vay mua ô tô và vay mục đích khác.

Kết quả này có nhiều tương đồng với quy mô tín dụng theo các sản phẩm của ngân hàng. Điều đó cho thấy đối tượng khảo sát của nghiên cứu phù hợp với khách hàng thực tế của chi nhánh.

4.2.2 Thông tin về đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 4.4: Thông tin khảo sát về mẫu nghiên cứu nhân khẩu học

STT Yếu tố Chỉ tiêu Số Tỷ lệ phần

lượng trăm

Nam 109 54,5

1 Giới tính

Nữ 91 45,5

2 Khu vực Khu vực ngoài nhà nước 122 61

làm việc Khu vực nhà nước 78 39 Tình Đã lập gia đình 153 76,5 3 trạng hôn Chưa lập gia đình 47 23,5 nhân

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Thứ nhất, về giới tính

Không có sự chênh lệch đáng kể về giới tính khách hàng cá nhân trong dữ liệu nghiên cứu được khảo sát. Trong 200 khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng cho thấy tỷ lệ nam giới và nữ giới tương đối cân bằng, mặc dù khách hàng nam giới có nhiều hơn khách hàng nữ giới, lần lượt ở mức 54,5% và 45,5%. Điều này giúp cho dữ liệu nghiên cứu có những nhận định bao quát hơn và không có nhận định lệch về nam hay nữ.

Thứ hai, về tuổi tác, các khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, chủ yếu tập trung vào các khách hàng từ 30 đến 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 85%. Cụ thể, nhóm tuổi từ 31 – 40 tuổi có 55 khách hàng chiếm tỷ lệ 27,5%. Thứ hai là nhóm tuổi từ 41 – 50 tuổi có 61 khách hàng được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 30.5%. Thứ ba là nhóm tuổi từ 51

– 60 tuổi có 55 khách hàng được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 27.5% và cuối cùng là nhóm tuổi lớn hơn 60 tuổi có 9 khách hàng được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 4,5%.

70 60 50 40 30 20 10 0

Cơ cấu khách hàng theo độ tuổi

61

55 55

20

9

20 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 Trên 61

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Tỷ lệ về tuổi của khách hàng trong khảo sát khá tương ứng với tỷ lệ khách hàng cá nhân đi vay của chi nhánh ngân hàng TP Bank Gia Định. Điều đó cho thấy mẫu khảo sát của tác giả khá phù hợp.

Thứ ba, về khu vực làm việc, phần nhiều khách hàng được khảo sát làm việc ở khu vực ngoài nhà nước, với tỷ lệ 61%.

Thứ tư, về trình độ học vấn đại đa số khách hàng giao dịch có trình độ Đại học/trên Đại học, do những khách hàng thường có trình độ cao thì họ có nhiều hiểu biết về lợi ích về vốn vay. Trong bộ số liệu, điều này cũng được thể hiện cụ thể số lượng khách hàng có trình độ Đại học/trên Đại học được phỏng vấn nhiều nhất với 112 người chiếm tỷ lệ 56% trong mẫu. Thứ hai là số lượng khách hàng có trình độ học vấn trung cấp/cao đẳng có 50 người chiếm tỷ lệ 25%. Thứ ba là số lượng khách hàng có trình độ học vấn phổ thông có 38 người và chiếm tỷ lệ 19%. Qua đây cho thấy bộ số liệu phù hợp với thực trạng về trình độ học vấn của khách hàng, từ đó làm cho độ tin cậy của bộ số liệu càng tăng thêm.

120 100 80 60 40 20 0

Cơ cấu khách hàng theo trình độ

112

50 38

Tốt nghiệp phổ thông Trung cấp, Cao đẳng Đại học, trên đại học

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Thứ năm, xét về tình trạng hôn nhân của khách hàng được phỏng vấn trong đó có 153 khách hàng đã kết hôn chiếm tỷ lệ 76.5%, còn lại 23.5% chưa kết hôn. Thống kê dữ liệu về tình trạng hôn nhân phù hợp với đặc điểm nhóm tuổi khách hàng khảo sát (85% đối tượng phỏng vấn có độ tuổi từ 30 trở lên).

Thứ sáu, về thu nhập của cá nhân, phần nhiều khách hàng có thu nhập ở mức từ 18 triệu đến 50 triệu/ tháng.

70

Cơ cấu khách hàng theo thu nhập

63 60 50 47 52 40 30 20 10 0 32 3 3

Dưới 10 triệu10 – 18 triệu19 – 35 triệu36 – 50 triệu51 – 80 triệuTrên 81 triệu

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Hình 4.8: Biểu đồ cơ cấu khách hàng theo thu nhập

Ta thấy số lượng khách hàng tập trung chủ yếu ở phân khúc khách hàng có thu nhập từ 50 triệu/ tháng trở xuống. Trong đó, nhiều nhất là khách hàng có thu nhập trung bình từ 18-35 triệu/ tháng.

4.2.3 Thông tin về yếu tố kiểm soát

Bảng 4.5: Thông tin về các yếu tố kiểm soát

STT Yếu tố Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ

Hoàn toàn không đồng ý 20 10%

Thủ tục

1 Không đồng ý 49 24,5%

vay vốn

dễ dàng, Đồng ý 72 36% thuận lợi

Hoàn toàn đồng ý 43 21,5%

Hoàn toàn không đồng ý 30 15%

Lãi suất Không đồng ý 28 14%

2 cho vay Bình thường 48 24%

hợp lý

Đồng ý 72 36%

Hoàn toàn đồng ý 22 11%

Thái độ Hoàn toàn không đồng ý 17 8,5%

nhân viên Không đồng ý 38 19%

3 ngân hàng Bình thường 50 25%

niềm nở,

Đồng ý 61 30,5%

thân thiện

Hoàn toàn đồng ý 34 17%

Hoàn toàn không đồng ý 19 9,5%

Cơ hội Không đồng ý 22 11% kinh 4 doanh rõ Bình thường 40 20% ràng Đồng ý 76 38% Hoàn toàn đồng ý 43 21,5%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Thủ tục vay vốn

Phần nhiều khách hàng đánh giá thủ tục vay vốn của ngân hàng là dễ dàng, thuận lợi với 72 khách hàng đồng ý với nhận định này và 43 khách hàng hoàn toàn đồng ý với nhận định này. Bên cạnh đó, với giá trị trung bình đạt 3,345 cho thấy lượng khách hàng cho rằng thủ tục vay vốn dễ dàng, thuận lợi nhiều hơn khách hàng không đồng ý với điều này.

Thủ tục vay vốn có Skewness < 0 nên phân phối lệch trái và có Kurtosis < 3 nên phân phối của biến thủ tục vay vốn tập trung hơn mức độ bình thường nhưng hình dạng của đa giác tần số là một đa giác tù với 2 đuôi dài nghĩa là các biến này có biến động ít, biến thiên dao động không cao trong thời gian khảo sát nghiên cứu.

Lãi suất cho vay

Khách hàng đánh giá lãi suất cho vay của ngân hàng là phù hợp với 72 khách hàng đồng ý với nhận định này và 22 khách hàng hoàn toàn đồng ý với nhận định này. Bên cạnh đó, với giá trị trung bình đạt 3,14 cho thấy mặc dù có những khách hàng đánh giá lãi suất chưa phù hợp nhưng tổng kết lại thì lãi suất ngân hàng vẫn được đánh giá chấp nhận được.

Tương tự biến thủ tục vay vốn, biến lãi suất cho vay cũng phân phối lệch trái và tập trung hơn mức độ bình thường nhưng hình dạng của đa giác tần số là một đa giác tù với 2 đuôi dài.

Thái độ nhân viên ngân hàng

Có 61 khách hàng đồng ý với nhận định này và 34 khách hàng hoàn toàn đồng ý với nhận định Thái độ nhân viên ngân hàng niềm nở, thân thiện. Với giá trị trung bình đạt 3,285 phần nhiều khách hàng đánh giá tốt về thái độ nhân viên ngân hàng.

Tương tự 2 biến trên, biến thái độ nhân viên ngân hàng cũng phân phối lệch trái và tập trung hơn mức độ bình thường nhưng hình dạng của đa giác tần số là một đa giác tù với 2 đuôi dài.

Cơ hội kinh doanh

Qua khảo sát, có 76 khách hàng đồng ý với nhận định này và 43 khách hàng hoàn toàn đồng ý với nhận định Cơ hội kinh doanh rõ ràng, tiềm năng. Điểm số trung bình là 3,51 cho thấy phần nhiều khách hàng ủng hộ nhận định này.

Tương tự các biến khác, biến thái độ nhân viên ngân hàng cũng phân phối lệch trái và tập trung hơn mức độ bình thường nhưng hình dạng của đa giác tần số là một đa giác tù với 2 đuôi dài.

4.3 Kiểm định và đánh giá thang đo

Thực hiện kiểm định thang đo với các biến kiểm soát lãi suất cho vay, thủ tục vay vốn, cơ hội kinh doanh và thái độ nhân viên ngân hàng.

Giá trị Cronbach's Alpha của biến kiểm soát là 0,584, lớn hơn 0,55. Do đó, có thể kết luận đây là thang đo chấp nhận được, có thể sử dụng trong nghiên cứu.

Bảng 4.6: Kiểm định Cronbach’s Alpha

Cronbach's Alpha N of Items

0,584 4

Nguồn: Kết quả ước lượng tham số mô hình sử dụng phần mềm SPSS 20

Giá trị hệ số tương quan của biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0,3 cho thấy có sự tương càng mạnh với các biến còn lại trong nhóm, và các biến này đều tốt.

Bảng 4.7: Kiểm định hệ số tương quan

Scale Scale Corrected Cronbach's

Mean if Item Variance if Item-Total Alpha if Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted

X7 9,93 6,523 0,406 0,478

X8 10,14 7,136 0,358 0,518

X9 10,00 8,477 0,159 0,658

X10 9,77 6,118 0,571 0,342

Nguồn: Kết quả ước lượng tham số mô hình sử dụng phần mềm SPSS 20

Một phần của tài liệu 26A-TCNH-04.VUONG THIEN VU (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w