Nghiên cứu này đề xuất khám phá những yếu tố nhân khẩu của khách hàng cá nhân ảnh hưởng tới việc ra quyết định vay vốn.
Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân, tác giả sẽ sử dụng mô hình của Lê Hoàng Anh và cộng sự (2019) và có điều chỉnh bằng cách loại bỏ một số biến như biến như Diện tích nhà, vay ngoài. Đồng thời bổ sung các biến kiểm soát như yếu tố lãi suất cho vay, yếu tố thái độ nhân viên, yếu tố thủ tục vay, yếu tố cơ kinh doanh với thang đo Linkert (từ 1 đến 5). Theo đó, mô hình đề xuất nghiên cứu cuối cùng gồm các biến độc lập về nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, khu vực làm việc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập của cá nhân, và qua đó, có ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định vay vốn (biến phụ thuộc chính) và các biến kiểm soát như: yếu tố ngân hàng (yếu tố lãi suất vay, yếu tố thái độ nhân viên, yếu tố thủ tục vay); yếu tố cơ hội kinh doanh.
NHóm nhân khẩu học •Tuổi tác •Giới tính •Khu vực làm việc •Trình độ lao động •Tình trạng hôn nhân •Mức thu nhập Nhóm thuộc về ngân hàng
•Yếu tố lãi suất cho vay •Thủ tục vay vốn
•Thái độ nhân viên ngân hàng
Nhóm khác
•Cơ hội kinh doanh
Quyết định vay vốn
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Nam giới có xu hướng vay vốn nhiều hơn nữ giới.
Giả thuyết H2: Khách hàng trẻ tuổi có xu hướng vay vốn nhiều hơn.
Giả thuyết H3: Khách hàng làm việc ngoài khu vực nhà nước có xu hướng vay vốn nhiều hơn.
Giả thuyết H4: Khách hàng có trình độ học vấn cao hơn có xu hướng vay vốn
nhiều hơn.
Giả thuyết H5: Khách hàng đã lập gia đình có xu hướng vay vốn nhiều hơn. Giả thuyết H6: Khách hàng có mức thu nhập cao hơn có xu hướng vay vốn
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã trình bày các lý thuyết về tín dụng cá nhân, vai trò của tín dụng cá nhân đối với ngân hàng, các yếu tố nhân khẩu học... Trong chương này, tác giả cũng đã sơ lược qua một số mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn trong và ngoài nước, qua đó tác giả cũng đã đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cho luận văn này.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu theo hai giai đoạn chính: giai đoạn 1, nghiên cứu sơ bộ; giai đoạn 2 nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết (lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu và các nghiên cứu trước) có liên quan. Qua đó, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo của các khái niệm nghiên cứu được hình thành. Thang đo của các khái niệm nghiên cứu ở giai đoạn này gọi là thang đo nháp 1.
Thông qua phương pháp chuyên gia bằng hình thức thảo luận nhóm, mô hình nghiên cứu được đánh giá để chuẩn hoá mô hình lý thuyết, khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn đã được ghi nhận, phát triển và điều chỉnh trở thành thang đo nháp 2 để thực hiện cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức:
Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp, khi đối tượng khảo sát chấp nhận tham gia. Mục đích của phương pháp này đánh giá mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
Xác định mục tiêu nghiên cứu Tổng quan lý thuyết
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nghiên cứu sơ bộ
Hiệu chỉnh bảng hỏi
Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu chính thức
Kết quả nghiên cứu Kết luận và khuyến nghị Thảo luận nhóm Thiết kế bảng hỏi Khảo sát thử nghiệm Thống kê mô tả
Phân tích độ tin cậy
Phân tích tương quan
Phân tích mô hình hồi quy