Phân tích nhân khẩu học có thể thể áp dụng cho toàn bộ xã hội hoặc cho các nhóm được xác định bởi các tiêu chí như giáo dục, quốc tịch, tôn giáo và dân tộc. Cụ thể hơn, nhân khẩu học là phân tích các điểm đặc trưng của quần thể và tập hợp con của quần thể, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, chủng tộc. Nhân khẩu học còn giúp doanh nghiệp xác định những cá nhân tiêu dùng có tiền năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ nhất.
Nhìn nhận một cách tổng quát thì quyết định vay vốn cũng là một dạng quyết định mua hàng hóa, tuy nhiên là một loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa tài chính.
Abdullahi Farah và Ismail, A. L. (2011) đã nghiên cứu các yếu tố nhân khẩu học xã hội ảnh hưởng đến quyết định mua gạo đặc sản của người tiêu dùng Malaysia. Tác giả sử dụng mô hình logit nhị phân. Các yếu tố nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, nghiệp nghiệp, tình trạng hôn nhân, số thành viên trong gia đình được xem xét để xác định mức độ ảnh hưởng đến hành vi mua gạo đặc biệt. Kết quả, quy mô hộ gia đình, tình trạng hôn nhân, số con, thu nhập hộ gia đình và giới tính của người tiêu dùng là các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn gạo đặc biệt của các hộ gia đình.
Trong kinh doanh ngân hàng, các ngân hàng thường dùng dữ liệu nhân khẩu học để tìm những đặc điểm nhận dạng khách hàng như nhóm tuổi (già hay trẻ), giới tính, thu nhập bình quân để phát triển các chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp ưa thích sử dụng nhân khẩu học cùng với địa lý học và tâm lý học để tạo phân khúc khách hàng tốt hơn nhưng nhân khẩu học vẫn được chú trọng nhất.
Harpreet Kaur và Sangeeta Arora (2019) đã nghiên cứu các nhóm nhân khẩu khác nhau tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch ở Ân Độ. Nghiên cứu sử dụng các yếu tố nhân khẩu học như: Giới tính, độ tuổi, Trình độ học vấn, Nghề
nghiệp, Thu nhập trung bình để đánh giá các quyết định về lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Kết quả cho thấy các yếu tố quyết định việc lựa chọn ngân hàng, có sự khác biệt đáng kể theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập.
Lê Hoàng Anh và cộng sự (2019) dựa trên mô hình hồi quy nhị phân Binary logistics, đã chọn lọc các biến nhân khẩu học cần thiết để đưa vào mô hình nghiên cứu quyết định đi vay như tuổi; nghề nghiệp; thu nhập, tình trạng hôn nhân, học vấn; bên cạnh các biến tài chính có liên quan đến ngân hàng như diện tích nhà; vay ngoài; chất lượng ngân hàng, thủ tục vay vốn, mức lãi suất, cơ hội kinh doanh. Nhóm tác giả đã thực hiện xây dựng bảng khảo sát, lấy ý kiến thử để tìm ra những lỗi sai sót, chưa hoàn chỉnh và chỉnh sửa bảng câu hỏi phù hợp hơn với nội dung đề tài.
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Binary logistic bao gồm 11 biến độc lập, có dạng:
Trong đó: Biến Y – Quyết định vay vốn được đo lường bằng hai giá trị 0 và 1 trong đó 1 là có vay vốn và 0 là không có vay vốn.
Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11 lần lượt là các biến độc lập (biến giải thích).
Thu nhập Diện tích Vay ngoài nhà Tình trạng Lãi suất hôn nhân Quyết Trình độ định Thủ tục học vấn vay vốn Nghề Chất lượng nghiệp ngân hàng Cơ hội Tuổi kinh doanh
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Lê Hoàng Anh và cộng sự (2019) 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết