Thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA TRƯỜNG HỢP THÁI LAN (Trang 32)

Các điều chỉnh chính sách tài khóa là một yếu tố then chốt trong chương trình ổn định và cải cách kinh tế theo định hướng thị trường mà nhiều nước đang phát triển thực hiện.Quan điểm chính sách tài khóa thắt chặt để xem như là một chính sách nhằm ứng phó với các dòng vốn vào và cũng là một sự liên tục của quá trình cải cách kinh tế nước ta. Với bất kỳ lý do gì, một quan điểm chính sách tài khóa thắt chặt hơn trong suốt thời kỳ dòng vốn chảy vào cũng giúp làm giảm được áp lực tổng cầu. Ở hầu hết các nước đang phát triển, cân đối chính sách tài khóa hằng năm của Chính phủ được tính như là một tỷ lệ % của GDP, đã được cải thiện tương đối so với giá trị bình quân trong thời kỳ trước khi dòng vốn chảy vào. Điều này cho thấy, quan điểm về chính sách tài khóa thắt chặt chẳng những là một biện pháp đương nhiên trong quá trình cải cách nền kinh tế , và còn là tiền đề cần thiết cho quá trình tiếp nhận các dòng vốn quốc tế, tránh nguy cơ phát triển quá nóng sau này.

c. Quản lý nợ vay nước ngoài :

Việc vay nợ nước ngoài là bình thường đối với bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên,cần phải có các cơ chế quản lý sử dụng và hoàn trả hiệu quả thì nợ vay nước ngoài mới không chính là tác nhân tạo ra rủi ro quốc gia, trở thành một trở ngại cho tăng trưởng kinh tế. Đánh giá lựa chọn các phương thức vay nợ nước ngoài sao cho vừa thỏa mãn được nhu

cầu vay nợ vừa có mức lãi suất không quá cao.

Đồng thời, cần có biện pháp cấp bách để hướng dẫn triển khai thực hiện quy chế trên một cách nghiêm túc và hiệu quả.

d. Sử dụng vốn vay nước ngoài hiệu quả

Thực hiện đa dạng hóa và khai thác triệt để các nguồn vốn vay nước ngoài. Coi trọng vốn vay dài hạn dưới hình thức ưu đãi của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, hạn chế vay thương mại lãi suất cao, thời hạn ngắn. Cần thiết thực hiện đầy đủ chu trình vay nợ theo từng bước.

Đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch chi tiết của các ngành, địa phương; các quy hoạch này phải được cụ thể hóa như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành,…Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất lớn đến định hướng đầu tư của chủ đầu tư. Bởi lẽ, nó cho biết định hướng ưu tiên phát triển của Nhà nước, cho biết vùng nào ưu tiên phát triển ngành gì, đầu tư ở đâu, quy mô thị trường như thế nào…Từ đó, các chủ đầu tư có hướng lựa chọn trước khi ra quyết định đầu tư một cách thích hợp nhất. Nhưng hiện nay, ở nước ta, khâu này thực hiện còn yếu kém, chưa đạt hiệu quả. Yêu cầu cơ bản của quy hoạch là cần phải đi trước một bước, phải minh bạch rõ ràng và được công bố công khai, rộng rãi để các nhà đầu tư có thể tiếp cận, hiểu một cách dễ dàng nhất; trên cơ sở đó, vận dụng và thực thi chiến lược đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả nhất, phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước. Thận trọng xem xét khả năng trả nợ nhằm hạn chế rủi ro khi phát hành trái phiếu quốc tế.

2. Nhóm đề xuất cho rủi ro kinh tế

Thực hiện chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Để có thể giúp cho kinh tế tăng trưởng ổn định, giúp duy trì rủi ro quốc gia, thì cần phải có những chiến lược mang tính dài hạn và những biện pháp đối phó cần thiết cho những biến động ngắn hạn. Có như vậy, các chính sách ban hành mới đồng bộ, nhất quán, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Giữ vững sự ổn định chính trị – xã hội

Tình hình chính trị ngày một leo thang tại Thái Lan hiện nay đang là tâm điểm của thế giới. Kể từ khi ông Thaksin shinawatra bị lật đổ trong một cuộc đảo chính 2006, đất nước Thái Lan đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng cho đến nay.

Tiếp tục cải cách nền hành chính quốc gia

Điều cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay là bộ máy hành chính phải theo kịp những thay đổi của nền kinh tế.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, PGS.TS. Trần Ngọc Thơ chủ biên, Nhà xuất bản Thống kê, 2005.

2. Tài chính quốc tê, PGS.TS. Trần Ngọc Thơ và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định chủ biên, Nhà xuất bản Thống kê, 2005.

3. http://www.vietnamplus.vn/chude/tinh-hinh-thai-lan/168.vnp 4. https://www.moodys.com/research/Moodys-affirms-Thailand-at-Baa1-with-stable- outlook--PR_293284 5. http://countryeconomy.com/ratings/thailand 6. http://thainews.prd.go.th/centerweb/newsen/NewsDetail? NT01_NewsID=WNECO5701030010008 7. http://www.bangkokpost.com/news/bangkok-shutdown/393242/fitch-issues- warning-over-rating 8. http://thuongmai.vn/thi-truong-thailand/36433-thai-lan-lam-phat-chua-tung-co- trong-1-thap-ky-.html

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA TRƯỜNG HỢP THÁI LAN (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w