sinh trong óc chúng ta khi không còn sự tác động của chúng vào các giác quan.
Biểu tượng của tưởng tượng khác biểu tượng của trí nhớ?
- Biểu tượng của tưởng tượng là những hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ. Biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh sự vật hiện tượng mà ta đã tri giác trước đây.
Biểu tượng (trí nhớ) với hình tượng (tri giác) giống và khác nhau ở chỗ nào?
- Giống nhau: hình tượng, biểu tượng mang tính chất trực quan. Thể
hiện ở sự nhớ ai, nhớ cái gì chứ không có hiện tượng nhớ chung chung.
- Khác nhau: biểu tượng mang tính khái quát.
+ Biểu tượng chính là kết quả của sự chế biến và khái quát hoá hình ảnh của tri giác. Không có tri giác thì không có biểu tượng;
+ Biểu tượng mang tính lờ mờ không rõ nét, không trực tiếp mà thường là những mẩu, những đoạn nào đó của tri giác.
2.1.3.2. Các quá trình của trí nhớ
Trí nhớ bao gồm các quá trình: ghi nhớ (tạo vết), gìn giữ (củng cố vết), tái hiện (từ những dấu vết làm sống lại những hình ảnh), quên (không tái hiện được). Các quá trình này quan hệ chặt chẽ với nhau và có thể chuyển hóa cho nhau.
a. Sự ghi nhớ
* Ghi nhớ là qúa trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não.
* Sự ghi nhớ thường diễn ra theo hai hướng: - Ghi nhớ không chủ định
Ghi nhớ không chủ định là ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi sự nỗ lực ý chí
- Ghi nhớ có chủ định
Là ghi nhớ có mục đích tự giác đồng thời để đạt mục đích ghi nhớ thì phải tìm kiếm những biện pháp mang tính chất kỹ thuật và đòi hỏi phải có sự nỗ lực ý chí, căng thẳng thần kinh.
Ghi nhớ có chủ định được thực hiện bằng 2 phương pháp:
+ Ghi nhớ máy móc là sự ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách đơn giản.
Tự tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu mà không hiểu nội dung của nó. Thường là tìm mọi cách đưa vào trí nhớ tất cả những gì có trong tài liệu một cách chính xác và chi tiết.
Loại ghi nhớ này có tác dụng nhất định trong những trường hợp phải ghi nhớ những tài liệu không có nội dung khái quát: số tài khoản, ngày/tháng/năm sinh
+ Ghi nhớ ý nghĩa là sự ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, nắm được bản chất của nó trên sự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó.
b. Sự giữ gìn
* Sự giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những “dấu vết” hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ
* Giữ gìn có 2 hình thức:
- Giữ gìn tiêu cực: là sự giữ gìn được dựa trên sự tri giác đi, tri giác lại nhiều lầm đối với tài liệu một cách đơn giản.
- Giữ gìn tích cực: là sự nhớ lại trong óc những tài liệu đã ghi nhớ mà không cần tri giác lại đối tượng.
c. Sự tái hiện
* Sự tái hiện là quá trình trí nhớ làm sống lại nhưng nội dung đã ghi lại.
Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng hoặc khó khăn đòi hỏi phải có sự nỗ lực nhiều. Sự tái hiện có 3 mức độ:
- Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại.
Sự nhận lại có thể không đầy đủ và do đó không xác định, không nên căn cứ vào nhận lại để đánh giá trí nhớ. Song nhận lại rất có ý nghĩa trong đời sống, nó giúp con người định hướng trong hiện thực tốt hơn và đúng hơn.
- Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của trí nhớ, nó đánh giá chất lượng của trí nhớ, nó giúp ta vận dụng những kinh nghiệm đã tích lũy được vào trong cuộc sống.
Nhớ lại có nhiều mức độ:
+ Nhớ lại trực tiếp: vào thi ta nhớ được từ ngoại ngữ
- Hồi tưởng là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí
tuệ.
d. Sự quên