- Quên là không tái hiện được nội dung ghi nhớ vào thời điểm cần thiết.
2.2. Ngôn ngữ và nhận thức
2.2.1. Ngôn ngữ
2.2.1.1. Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là một hệ thóng ký hiệu đặc biệt (hệ thống ký hiệu từ ngữ) dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công cụ tư duy.
Ký hiệu là bất kỳ cái gì của hiện thực được dùng để thực hiện hoạt động của con người, ký hiệu cũng có chức năng của công cụ. Nó hướng vào hoạt động và làm thay đổi hoạt động.
Ký hiệu từ ngữ là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của con người, là một hiện tượng của nền văn hóa tinh thần của loài người, là một công cụ xã hội đặc biệt. Ký hiệu từ ngữ cũng tác động vào hoạt đông, làm thay đổi hoạt động nhưng là hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ của con người, nó hướng vào và làm trung gian hóa cho các hoạt động tâm lý cấp cao của con người.
Ngôn ngữ (tức hệ thống ký hiệu từ ngữ) gồm 3 bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Các đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ câu, ngữ đoạn, văn bản…
Bất kỳ một thứ tiếng nào (ngôn ngữ) nào cũng chứa đựng 2 phạm trù: phạm trù ngữ pháp và phạm trù logic. Phạm trù ngữ pháp là một hệ thống các quy định việc thành lập từ và câu (từ pháp và cú pháp) cũng như quy
định về sự phát âm (âm pháp), phạm trù này ở các thứ tiếng khác nhau thì khác nhau. Phạm trù logic là quy luật phương pháp tư duy đúng đắn của con người và loài người nói chung. Vì vậy, tuy dùng các thứ tiếng khác nhau nhưng các dân tộc khác nhau vẫn có thể hiểu được nhau.
2.2.1.2. Chức năng của ngôn ngữ a. Chức năng chỉ nghĩa
Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật hiện tượng tức là làm vật thay thế chúng. Hay nói cách khác, ngôn ngữ đã làm cho sự vật, hiện tượng được khách quan hóa một lần nữa và có thể di chuyển đi nơi khác, giúp con người có thể nhận thức được ngay cả khi chúng không có ở trước mắt, tức là ngoài phạm vi phản ánh của nhận thức cảm tính.
Các kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người được lưu giữ và truyền đạt lại cho các thế hệ sau là nhờ ngôn ngữ. Vì vậy, chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện tồn tại, truyền đạt và nắm vững kinh nghiệm xã hội lịch sử loài người.
b. Chức năng thông báo
Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông in để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con người. Chức năng này còn được gọi là chức năng giao tiếp.
c. Chức năng khái quát hóa
Ngôn ngữ (từ ngữ) không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà chỉ một lớp, một loại (một phạm trù) các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản chất. Do vậy, nó là phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ. Ở đây ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này.
Chức năng khái quát hóa của ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức hay chức năng là công cụ hoạt động trí tuệ.
Trong 3 chức năng trên, chức năng thông báo (giao tiếp) là chức năng cơ bản nhất.
2.2.1.3. Các loại ngôn ngữ a. Ngôn ngữ bên ngoài
- Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ hướng vào người khác, dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩ. Ngôn ngữ bên ngoài tồn tại dưới dạng vật chất là âm thanh và vật chất hóa là chữ viết.
- Ngôn ngữ bên ngoài có 3 đặc điểm nổi bật sau:
+ Có tính vật chất hay vật chất hóa, nghĩa là ngôn ngữ bên ngoài được thể hiện cụ thể ra bên ngoài bằng âm thanh hay chữ viết.
+ Có tính triển khai mạnh: Để cho người khác hiểu được người nói hoặc viết ra phải trình bày vấn đề một cách đầy đủ, hoàn chỉnh, phải nói đi nói lại nhiều lần, thậm chí phải dùng đủ các phương tiện phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt…
+ Có tính dư thừa thông tin: Do tính triển khai mạnh nên ngôn ngữ bên ngoài thường dẫn tới sự dư thừa thông tin.
- Căn cứ vào hình thức giao tiếp, có thể chia ngôn ngữ bên ngoài thành hai loại: thứ nhất là ngôn ngữ nói gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, thứ hai là ngôn ngữ viết.
* Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ hướng váo người khác, được biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp nhận chủ yếu bằng cơ quan phân tích thính giác.
- Ngôn ngữ đối thoại là lời nói giữa hai hay một số người với nhau, trong đó khi thì người này nói và người kia nghe và ngược lại. Lời nói đối thoại bao giờ cũng gắn với tình huống hay văn cảnh giao tiếp xác định.
- Ngôn ngữ đối thoại có 3 đặc điểm sau:
+ Thứ nhất có tính chất rút gọn: Do người nói và người nghe đều có mặt trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nên có nhiều nội dung không cần thể hiện bằng ngôn ngữ mà được thay bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…
+ Thứ hai: Thường hay bị động. Vì trong quá trình trao đổi, hội thoại thường nảy sinh những vấn đề, những tình huống bất ngờ cần phải ứng xử, đối đáp kịp thời nên dễ gây ra lúng túng, bị động.
+ Thứ ba: Ít có tính tổ chức vì ngôn ngữ đối thoại thường có cấu trúc hết sức đơn giản, gắn với các văn cảnh cụ thể.
- Ngôn ngữ độc thoại là lời nói của một người, còn những người khác là người nghe hay người đọc. Ví dụ: Lời giảng bài của thầy cô giáo, lời phát biểu của đại biểu trong cuộc họp…
- Ngôn ngữ độc thoại có 3 đặc điểm:
+ Thứ nhất có tính triển khai mạnh. Trong ngôn ngữ độc thoại để người nghe hay người đọc hiểu được ta cần phải chỉ rõ và miêu tả lại đối tượng được nhắc đến.
+ Thứ hai có tính chủ động rõ ràng + Thứ ba có tính tổ chức cao. * Ngôn ngữ viết
- Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu hiện bằng các ký hiệu, chữ viết và được tiếp nhận bằng cơ quan phân tích thị giác. Ngôn ngữ viết là một dạng của ngôn ngữ độc thoại nhưng ở mức phát triển cao hơn.
- Ngôn ngữ nói gồm 3 đặc điểm nổi bật:
+ Tính triển khai không mạnh. Bởi vì, nó không sử dụng được các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ…
+ Tính chủ động rất cao. + Tính tổ chức cao, chặt chẽ.
b. Ngôn ngữ bên trong
- Ngôn ngữ bên trong là một dạng ngôn ngữ đặc biệt, diễn ra trong não, có rất ít tính vật chất, nó chỉ là những biểu tượng về âm thanh hay chữ viết. Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào bản thân giúp con người phác họa chương trình hoạt động, thực hiện chương trình đó và tự điều khiển, điều chỉnh bản thân mình.
+ Có tính rút gọn cao. Có khi cả câu, cả đoạn văn chỉ được cô đọng lại bằng một từ ở trong óc.
+ Có tính vị thể, tức là chỉ toàn vị ngữ
+ Có tính ngữ nghĩa là ý và phụ thuộc mạnh vào tình huống.