đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ của họ. * So sánh tình cảm với nhận thức - Giống nhau: + Phản ánh hiện thực khách quan + Mang bản chất xã hội lịch sử. + Mang tính chủ thể - Khác nhau: Tiêu chí Nhận thức Tình cảm 1. Nội dung Phản ánh thuộc tính và các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng trong thế giới
.
Mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu
2. Đối tượng phản ánh
- Là bản thân sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan
- Là mối quan hệ của sự vật hiện tượng với nhu cầu
3. Phạm vi phản ánh - Tất cả sự vật hiện tượng tác động vào ta - Chỉ những sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu
4. Phương thức phản ánh - Phản ánh thế giới bằng nhữn hình ảnh (cảm giác, tri giác) bằng những khái niệm (tư duy)
- Thể hiện tình cảm bằng những rung cảm, bằng những trải nghiệm
5. Thời gian hình thành
- Dễ dàng, nhanh chóng - Lâu dài, phức tạp, khó khăn.
6. Sản phẩm phản ánh - Nhận thức phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức hình tượng, biểu tượng, khái niệm
- Tình cảm phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức rung động, trải nghiệm
- Mối quan hệ giữa tình cảm và nhận thức
- Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ, kích thích con người tìm tòi đến với kết quả nhận thức.
- Ngược lại, nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng hướng. Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất với nhau.
* So sánh tình cảm và xúc cảm - Giống nhau:
+ Đều phản ánh hiện thực khách quan.
+ Đều là sự biểu hiện thái độ của chủ thể với các sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của chủ thể đó.
- Khác nhau:
Xúc cảm Tình cảm
- Có cả ở con người và con vật - Chỉ có ở con người
- Là quá trình tâm lý có thể thay đổi - Là thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, khái quát
- Có tính chất nhất thời biến đổi phụ thuộc vào tình huống đa dạng
- Có tính xác định và ổn định lâu dài
- Luôn ở trạng thái hiện thực
- Thường ở trạng thái tiềm tàng
- Xuất hiện trước - Xuất hiện sau
- Thực hiện chức năng sinh vật giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách là cá thể, giúp con người và con vật tồn tại được.
- Thực hiện chức năng xã hội giúp con người định hướng và thích nghi với xã hội với tư cách là một nhân cách, hình thành mối quan hệ tình cảm giữa người với người.
- Gắn với phản xạ không điều kiện với
bản năng - Gắn với phản xạ có điều kiện và
động hình
- Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm:
Sự phân biệt ở đây chỉ là tương đối, trong thực tế xúc cảm và tình cảm có liên quan chặt chẽ với nhau: tình cảm được hình thành và thể hiện qua những xúc cảm. Xúc cảm là cơ sở, là phương tiện để biểu hiện tình cảm. Tình cảm khi đã hình thành có ảnh hưởng đến xúc cảm, nó được biểu hiện ở những xúc cảm, chi phối xúc cảm. Xúc cảm có nội dung và mức độ như thế nào là phụ thuộc vào tình cảm.
- Tính nhận thức: khi có tình cảm nào đó, con người phải nhận thức được đối tượng, nguyên nhân gây nên tình cảm và những biểu hiện tình cảm của mình
- Tính xã hội: tình cảm hình thành trong môi trường xã hội, mang tính xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lý đơn thuần.
- Tính khái quát: Tình cảm có được là do động hình hóa, khái quát hoá những xúc cảm cùng loại.
+ Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.
+ Tổng hợp hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích, thành một chỉnh thể.
+ Động hình hóa (định hình động lực) là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước
- Tính ổn định: nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, có tính tình huống, thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người, khó hình thành và khó mất đi.
- Tính chân thực: tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ ngay cả khi con người cố che dấu nó bằng những động tác giả ngụy trang bên ngoài.
- Tính hai mặt: gắn liền với sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu của con người, tình cảm mang tính chất đối cực.
2.3.3. Các mức độ của đời sống tình cảm
2.3.3.1. Màu sắc xúc cảm