Tâm lý học trẻ em tuổi sơ sinh

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 52 - 54)

- Khái niệm: Là một phẩm chất của ý chí cho phép con người điều chỉnh hành vi của mình theo mục đích xác định và khả năng gạt bỏ những

3.2.1. Tâm lý học trẻ em tuổi sơ sinh

3.2.1.1. Vị trí, ý nghĩa

Tuổi sơ sinh chia làm 2 thời kì nhỏ: từ 0 -2 tháng gọi là sơ sinh, từ 2 -12 tháng gọi là tuổi hài nhi.

Đây là lứa tuổi có những biến đổi đặc biệt quan trọng. Việc trẻ chuyển từ trong bào thai ra trở thành một thực thể người về mặt sinh học được cho

là một bước nhảy vọt trong việc tạo ra tiền đề cơ sở vật chất cho toàn bộ quá trình phát triển sau này. Sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên song song với việc tiến tới độc lập về mặt sinh học của con người. Thời kì này chủ yếu là tạo ra những tiền đề vật chất rất cần thiết để sau này hình thành nên những chức năng tâm lý của con người.

3.2.1.2. Đặc điểm về hoạt động và phát triển tâm lý của trẻ trong năm đầu a. Giai đoạn sơ sinh (0 - 1 tháng tuổi)

- Trẻ sinh ra với một loạt phản xạ không điều kiện, đặc biệt là những phản xạ định hướng. Trên cơ sở những phản xạ này hình thành tri giác và cảm giác.

- Đây là thời kỳ duy nhất trong đời sống con người mà những hành vi bản năng được biểu hiện dưới dạng thuần túy nhất (phản xạ) để thỏa mãn những nhu cầu của cơ thể. Sự thỏa mãn này không thể là cơ sở của sự phát triển tâm lý người, nó chỉ đảm bảo cho sự sống còn của đứa trẻ.

- Nội dung của đời sống tâm lý ở giai đoạn này đơn giản chỉ là những cảm giác mang màu sắc cảm xúc chưa định hướng nhờ những nhu cầu về cơ thể được thỏa mãn hay không thỏa mãn.

- Giai đoạn này cũng là giai đoạn bắt đầu có sự kết hợp giữa cảm xúc có điều kiện lặp đi lặp lại nhiều lần thành những vận động quen thuộc. Từ cảm nhận vận động của mình tiến tới nhận ra sự tồn tại của sự vật hiện tượng xung quanh.

- Nhu cầu gắn bó với người khác đã xuất hiện rất sớm và có thể coi là nhu cầu gốc. Sự gắn bó mẹ con là quan hệ đầu tiên và là quan hệ sống còn làm nảy sinh mọi mối quan hệ sau này, đặc biệt là nhu cầu giao tiếp.

b. Giai đoạn tuổi hài nhi (1 – 12, 15 tháng)

Quá trình chuyển từ giai đoạn sơ sinh sang hài nhi gắn liền với sự phát triển cơ quan thị giác và thính giác.

Giai đoạn này gắn với sự xuất hiện nhu cầu mới – nhu cầu tiếp nhận những ấn tượng từ thế giới bên ngoài. Nhu cầu này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 3 đến 5 sau khi sinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng trên cơ sở của

nhu cầu này xuất hiện nhu cầu giao tiếp, nhận thức và hoạt động. Dấu hiệu của nhu cầu này chính là nụ cười, phản ứng tai mắt và sự xuất hiện “phức cảm hớn hở”.

c. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi hài nhi và nó mang lại cho đứa trẻ:

- Thỏa mãn nhu cầu về người khác, hình thành những xúc cảm đầu tiên về con người.

- Thỏa mãn nhu cầu gắn bó, tiếp xúc da thịt với người lớn giúp cho trẻ em tìm sự an toàn, dịu êm.

- Trẻ tiếp nhận những sắc thái cảm xúc khác nhau của người lớn và xuất hiện những xúc cảm của mình.

- Phát triển vận động, hành động với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh. Sự phát triển vận động không chỉ là dấu hiệu của sự phát triển các chức năng của não và hệ thần kinh trung ương, mà cùng với nó là sự phát triển mặt nội dung tâm lý của trẻ.

- Hình thành tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w