- Khái niệm: Là một phẩm chất của ý chí cho phép con người điều chỉnh hành vi của mình theo mục đích xác định và khả năng gạt bỏ những
3.2.2. Tâm lý học trẻ em tuổi nhà trẻ (Tuổi ấu nhi)
3.2.2.1. Vị trí, ý nghĩa của trẻ em tuổi nhà trẻ.
Đây là vị trí chuyển tiếp từ sơ sinh sang mẫu giáo, là giai đoạn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Việc giải quyết tốt các mâu thuẫn này bằng hoạt động của chính đứa trẻ sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển tâm lý của trẻ, ở tuổi này trẻ đạt tới 3 thành tựu cơ bản: Tự đi theo tư thế đứng thẳng, làm việc với thế giới đồ vật và phát triển ngôn ngữ. Những thành tựu này là điều kiện tiên quyết giúp trẻ trở thành một con người, một nhân cách. Tuổi nhà trẻ là thời kì hình thành cấu trúc tâm lý bên trong, thế giới nội tâm vô cùng quan trọng.
3.2.2.2. Đặc điểm về hoạt động và sự phát triển tâm lý của trẻ em tuổi hài nhi.
- Hoạt động này nhằm khám phá chức năng và phương thức sử dụng đồ vật. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động với đồ vật trẻ lĩnh hội cả những quy tắc hành vi trong xã hội như phải nâng niu, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
- Các loại hành động với đồ vật:
+ Hành động thiết lập mối tương quan: Đó là đưa hai hay nhiều đối tượng ( hoặc bộ phận của chúng) vào những mối tương quan nhất định trong không gian.
Muốn thiết lập được mối tương quan trẻ phải tính đến thuộc tính của đối tượng và ý nghĩa của những thuộc tính ấy trong một trật tự nhất định nào đó.
Nhờ hành động thiết lập mối tương quan mà các chức năng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh đặc biệt là tư duy trực quan hành động.
+ Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác. Bất kì một công cụ nào cũng có một cấu tạo và cách dùng nhất định: cách thức dùng là do xã hội quy định và cấu tạo công cụ là do chức năng của nó quy định.
Việc nắm bắt phương thức sử dụng công cụ đã làm thay đổi toàn bộ thao tác của đôi bàn tay cho phù hợp với công cụ và đối tượng tác động mà hành động nhằm tới.
b. Sự phát triển tư duy trực quan hành động
Loại tư duy này gắn với sự phát triển của hoạt động với đồ vật. Việc hình thành hành động công cụ và hành động thiết lập mối tương quan cũng chính là hình thành hành động tư duy cho trẻ. Khi trẻ đã học được những mẫu hành động, trẻ có thể chuyển sang giải quyết những tình huống mới. Trong khi thiết lập các mối tương quan giữa các sự vật hiện tượng ở trẻ bắt đầu có những khái quát ban đầu (từ “con chó” chỉ tất cả những động vật có 4 chân). Tuy là những khái quát ban đầu theo những dấu hiệu bên ngoài nhưng nó lại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ.
c. Sự phát triển ngôn ngữ
- Hoàn thiện sự thông hiểu ngôn ngữ của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của đứa trẻ. Lúc đầu, tình huống cụ thể + lời nói = tín hiệu hành động. Sau dần trẻ hiểu được lời nói không phụ thuộc vào tình
huống nữa. Giai đoạn này bắt đầu thời kì “phát cảm ngôn ngữ” và xuất hiện “ngôn ngữ tự trị”.
- Trẻ lĩnh hội nghĩa của từ sẽ sâu sắc hơn khi trẻ lĩnh hội được phương thức sử dụng đồ vật. Trẻ nắm được từ chỉ đồ vật mang ý nghĩa khái quát theo chức năng (thìa) hoặc từ chỉ hành động mang ý nghĩa khái quát theo mục đích (khều) chủ yếu là thông qua hoạt động với đồ vật.
d. Sự xuất hiện của tự ý thức và nguyện vọng độc lập
Trẻ nhận ra mình theo những dấu hiệu bên ngoài. Trẻ hiểu được mình có thể làm được việc này hay việc khác, trẻ có thể nhận xét về mình (thông qua nhận xét của người lớn). Trẻ tự nhận thức hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây cũng là nguyên nhân làm cho đứa trẻ có nguyện vọng được độc lập, được làm như người lớn nhưng năng lực lại có hạn và người lớn thường cấm đoán nên trẻ không được thỏa mãn nhu cầu và khủng hoảng tuổi lên ba đã nảy sinh.