- Khái niệm: Là một phẩm chất của ý chí cho phép con người điều chỉnh hành vi của mình theo mục đích xác định và khả năng gạt bỏ những
3.3.1. Tâm lý học lứa tuổi học sinh tiểu học
3.1.1.1. Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi học sinh tiểu học
Lứa tuổi học sinh tiểu học bao gồm những em có độ tuổi từ 6 tuổi đến 11-12 tuổi.
Lứa tuổi này có vị trí đặc biệt quan trọng đó là giai đoạn mở đầu của cả một thời kì phát triển rất quan trọng đối với trẻ em
3.1.1.2. Những yếu tố của sự hình thành và phát triển tâm lý của học sinh tiểu học
a. Những đặc điểm về sự phát triển thể chất
- Ở lứa tuổi này sự phát triển về chiều cao và cân nặng chậm hơn so với thời kì mẫu giáo.
- Hệ xương: còn nhiêu mô sụn, xương sống, xương hông và xương chân tay đang trong thời kì cốt hóa nên dễ cong vẹo cột sống.
- Hệ cơ đang phát triển nhất là các bắp thịt lớn. - Não và hệ thần kinh: có nhiều biến đổi lớn so với tuổi mẫu giáo.
+ Não của trẻ lên 7 đạt khoảng 90% trọng lượng não người lớn. Đến năm 11-12 tuổi thì trọng lượng não bằng trọng lượng não người lớn.
+ Hoạt động của hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng nhưng có sự mất cân đối giữa hai hệ thống tín hiệu, giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.
Tóm lại: sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học đủ điều kiện cho các em có thể lĩnh hội được các tri thức phù hợp với độ tuổi để hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách.
b. Những đặc điểm về hoạt động của học sinh tiểu học.
- Sự thay đổi về hoạt động chủ đạo - Những khó khăn của trẻ đầu câp 1:
+ Khó khăn thứ hai: Tính chất quan hệ qua lại giữa giáo viên và đứa trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với gia đình cũng có nhiều thay đổi.
+ Khó khăn thứ ba: do trẻ chỉ hứng thú với đặc điểm bên ngoài của quá trình học tập nên hứng thú đó dễ mất đi cho nên cần phải làm cho trẻ hứng thú với chính quá trình học tập và sự hấp dẫn của chính quá trình học tập.
- Sự thích ứng dần với hoạt động học tập: Trò chơi mất dần vai trò hàng đầu thay vào đó là hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo.
- Bên cạnh hoạt động học tập vui chơi là một nhu cầu rất lớn của học sinh TH.
- Ngoài ra học sinh tiểu học còn một hoạt động mới mẻ nữa đó là hoạt động lao động. Các em được giác ngộ ý thức lao động.
- Ngoài việc lao động một số em còn tích cực tham gia hoạt động xã hội.
c. Những đặc điểm tâm lý nhân cách * Đặc điểm về hoạt động nhận thức
- Về cảm giác: Trong hoạt động học tập, vui chơi và lao động, các quá trình cảm giác về hiện thực bên ngoài đã có sự phát triển khá nhanh. Những cảm giác thu được đã trở thành “vật liệu” để xây dựng những tri thức mới, ở độ tuổi này năng lực cảm giác chưa hoàn thiện.
- Về tri giác: Phát triển khá nhanh đặc biệt những tri giác những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng.
- Về ghi nhớ: Cả hai loại ghi nhớ đều phát triển.
- Về chú ý: Chú ý không chủ định chiếm ưu thế, chú ý có chủ định đang phát triển. Khối lượng chú ý còn ít, sức tập trung chú ý chưa cao nhưng sự di chuyển chú ý khá nhanh.
- Về tưởng tượng: Rất phát triển tuy nhiên vẫn còn tản mạn, ít có tổ chức.
+ Về tư duy: Ở đầu độ tuổi hình thức tư duy chủ yếu là tư duy trực quan, tư duy cụ thể. Sau đó, càng về cuối độ tuổi chuyển sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng.
+ Về ngôn ngữ: Phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Các em biết đọc, biết viết đúng ngữ pháp. Các em biết lựa chọn từ để diễn đạt ý của mình. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh tiểu học có sự thay đổi lớn về chất lượng. Điều đó đã có tác dụng lớn đối với sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách của học sinh tiểu học.
* Những đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
• Đời sống tình cảm của học sinh tiểu học.
So với tuổi mẫu giáo thì đời sống tình cảm ở lứa tuổi mẫu giáo phong phú, đa dạng và ổn định hơn. Ở độ tuổi này đời sống tình cảm đã trở thành vấn đề cơ bản và nổi bật nhất trong toàn bộ tâm lý của các em. Tình cảm là mặt nhân lõi quan trọng trong đời sống tâm lý và nhân cách của học sinh tiểu học.
- Đặc điểm bao trùm nhất trong đời sống tình cảm của học sinh tiểu học là rất giàu cảm xúc và sống bằng cảm xúc.
- Nhìn chung tình cảm của học sinh tiểu học nhiều khi còn biểu hiện mức độ chưa bền vững. Các em hay thay đổi tâm trạng, dễ xúc động; các mức độ và các loại cảm xúc biểu hiện nhanh, dễ thay đổi, dễ vui mừng và dễ lo sợ.
- Sự nảy sinh xúc cảm và tình cảm của học sinh tiểu học thường gắn liền với những tình huống cụ thể trong hoạt động của các em. Ở độ tuổi này các loại tình cảm cao cấp đang được hình thành và phát triển đặc biệt là tình cảm đạo đức và tình cảm trí tuệ.
- Học sinh tiểu học rất thích đọc truyện, đặc biệt là những truyện khoa học, văn nghệ có tính chất li kì.
- Tình bạn ở lứa tuổi này đang được hình thành phát triển mạnh. * Những đặc điểm về ý chí và tính cách của học sinh tiểu học.
- Những phẩm chất ý chí và tính cách của học sinh tiểu học đang hình thành và phát triển nhưng chưa ổn định.
- Các em hay dao động giữa cái đúng và cái sai dễ vi phạm kỉ luật. - Về tính cách: Học sinh tiểu học rất hiếu động và hay bắt chước. Ở nhiều em thể hiện rất rõ tính thật thà và dũng cảm.
* Những đặc điểm về hứng thú và ước mơ của học sinh tiểu học.
Hứng thú và ước mơ của học sinh tiểu học đang phát triển. Các em hứng thú với nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên hứng thú của các em ít bền vững, dễ thay đổi.
* Vấn đề giáo dục học sinh tiểu học
Từ xưa có câu “Bé không vin, cả gãy cành” hay “Dạy con từ thủa còn thơ’. Việc giáo dục học sinh tiểu học là rất quan trọng trong công tác giáo dục con người. Trong công tác giáo dục học sinh tiểu học việc cần làm trước tiên là phải vạch rõ mục đích và định hướng đúng con đường phát triển nhân cách cho từng em. Phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và xã hội. Phải giáo dục các em thông qua các mặt hoạt động: học tập, lao động và vui chơi trong đó hoạt động học tập là quan trọng nhất. Biện pháp giáo dục có hiệu quả nhất đối với học sinh tiểu học là giáo dục bằng tình cảm. Phải giáo dục trên cơ sở của lòng nhân hậu và sự công bằng. Phải giúp các em có niềm tin và tình yêu đối với con người và cuộc sống.
KẾT LUẬN
Học sinh tiểu học là bậc học đầu tiên của lứa tuổi đi học. Đây là bậc học có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong các giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi. Ở giai đoạn này mọi sự phát triển và định hướng cuộc sống đối với các em đều là những nét chấm phá đầu tiên. Các em đang trau dồi và tích lũy tất cả những tri thức đầu tiên để vững chắc cho sự phát triển ở những giai đoạn tiếp theo. Học sinh tiểu học là bình minh của cuộc đời, là
nhân cách đang hình thành, là niềm hi vọng trong sự nghiệp giáo dục hiện nay và mai sau.