Tâm lý học lứa tuổi học sinh THPT

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 71 - 79)

- Khái niệm: Là một phẩm chất của ý chí cho phép con người điều chỉnh hành vi của mình theo mục đích xác định và khả năng gạt bỏ những

3.3.3. Tâm lý học lứa tuổi học sinh THPT

3.3.3.1. Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

- Lứa tuổi học sinh THPT bao gồm những em có độ tuổi từ 14 - 18 tuổi. Đó là những học sinh đang theo học từ lớp 10 đến lớp 12 ở các trường THPT.

- Đây là lứa tuổi có vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kì phát triển của trẻ em. Các nhà tâm lý học gọi lứa tuổi này là tuổi thanh niên mới lớn hay còn gọi là tuổi thanh xuân.

- Tuổi thanh niên mới lớn là thời kì đặc biệt quan trọng trong cuộc đời. Là thời kì kết thúc một quá trình phát triển lâu dài của các lứa tuổi từ 0 - 18 tuổi. Là thời kì kết thúc một quá trình trưởng thành và phát triển lâu dài của đứa trẻ về sinh lý và tâm lý. Là thời kì năng lực trí tuệ, nhân sinh quan, thế giới quan, lí tưởng và toàn bộ nhân cách của con người đang phát triển và biến đổi về chất.

- Ở độ tuổi này hầu hết thanh niên học sinh đã phát triển hoàn thiện về mọi mặt cả về thể chất và tâm lý. Có thể nói: Nhân cách của các em đã được định hình về cơ bản.

3.3.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh THPT

- Sự phát triển thể chất của thanh niên mới lớn là sự hoàn thiện về mặt thể chất. Phát triển hoàn thiện về mọi mặt: chiều cao, trọng lượng thân thể, hệ xương, hệ cơ, làm cân đối giữa các bộ phận trong cơ thể. Đặc biệt, hoàn thiện về mặt cấu tạo của bộ não cùng với hệ thống hoạt động sinh lý thần kinh của nó, hoàn thiện với chức năng sinh lý khác.

+ Về chiều cao: Đến năm 18 tuổi chiều cao của các em gái hầu như

không tăng, còn các em trai tăng chiều cao đến năm 25 tuổi nhưng rất chậm.

+ Về hệ xương: Đã được cốt hóa vì thế các động tác và dáng điệu trở

nên cứng rắn hơn, cùng với sự phát triển của hệ xương hệ cơ phát triển ở mức độ cao đặc biệt là các em gái: cơ bắp ở chân tay và thân người tăng nhanh khiến cho cơ thể nở nang, cân đối dáng người trở nên rất đẹp.

+ Về hệ tim mạch: Hoạt động của hệ tim mạch ở trạng thái bình

thường, không còn mất cân đối như ở tuổi thiếu niên. Dung tích của tim tăng tới mức tối đa và hoạt động co bóp mạnh dồn máu đi khắp cơ thể. Đặc biệt là dồn máu lên não. Để biểu thị sức mạnh của tuổi thanh niên dân gian ta có câu: “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.

+ Về hệ thần kinh: có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập.

b. Những điều kiện khác của sự phát triển

* Trong gia đình: Là một thành viên chính và tham gia nhiều công việc quan trọng của gia đình.

* Ở nhà trường

- Hoạt động học tập mang một ý nghĩa mới mẻ, đó là bước chuẩn bị cho các em sắp bước vào cuộc sống tự lập. Có thể nói, hoạt động học tập là bước chuẩn bị cuối cùng cho thanh niên bước vào cuộc thử thách giàu tính quyết định nhất. Nó quyết định rất nhiều mặt cơ bản của trong cuộc đời của

mỗi thanh niên trong đó nổi bật nhất là quyết định trình độ văn hóa của mỗi thanh niên - mức tổi thiểu tốt nghiệp THPT.

- Sinh hoạt Đoàn thanh niên đóng vai trò to lớn trong việc phát triển cá tính học sinh. Tập thể lớp, tổ chức Đoàn thanh niên có vai trò to lớn trong việc động viên, kích thích hoạt động học tập để nâng cao kết quả học tập của học sinh.

- Hoạt động lao động và ngoại khóa có tác dụng hình thành mạnh mẽ những nét tâm lý mới cho học sinh, rèn luyện kĩ năng, kĩ năng gắn liền phát triển tính tổ chức, tính kỷ luật…..

- Hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề ở các trường phổ thông đã giúp cho thanh niên được giáo dục một loạt các phẩm chất quan trọng: tính chính xác, tính cẩn thận, tính tháo vát, tính tổ chức….

* Ở ngoài xã hội

Đến năm 18 tuổi nam nữ thanh niên được pháp luật công nhận là công dân được hưởng mọi quyền lợi chính trị như quyền bầu cử, quyền ứng cử….

Tóm lại: Những điều phân tích trên đây đã xác định vai trò, ý nghĩa

của các hoạt động trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội của lứa tuổi thanh niên mới lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi này.

3.3.3.3. Những đặc điểm tâm lý của thanh niên học sinh THPT * Động cơ, thái độ học tập

Rất nhiều động cơ xuất hiện đan xen nhau bao trùm là động cơ mang ý nghĩa xã hội và động cơ cá nhân.

- Thái độ của thanh niên học sinh đối với các môn học trở nên có tính lựa chọn hơn, ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.

- Thái độ học tập của thanh niên học sinh được thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khác lứa tuổi trước. Lúc này có ý nghĩa nhất là động cơ

thực tiễn, động cơ nhận thức sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học sau đó đến các động cơ cụ thể khác.

* Sự phát triển trí tuệ của thanh niên học sinh THPT

Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT là tính chủ định, tính chủ động, tính tích cực, tính tự giác được thể hiện rõ rệt ở tất cả các quá trình nhận thức. Có thể nói năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và các khả năng khác ở thanh niên được hoàn thiện nhanh chóng và có chất lượng cao.

- Về cảm giác và tri giác: Các quá trình cảm giác và tri giác đạt tới mức độ hoàn thiện và tinh tế.

+ Tri giác có mục đích đạt tới mức độ cao, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn.

+ Quá trình quan sát chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và gắn liền với tư duy ngôn ngữ

Tuy nhiên vẫn còn một số em quan sát phiến diện, hời hợt, kết luận vội vàng, thiếu cơ sở thực tế.

- Sự phát triển của trí nhớ

+ Ở lứa tuổi thanh niên học sinh ghi nhớ có chủ định đã giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của các em. Đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ có ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt.

+ Đặc biệt các em hiểu được ý nghĩa của việc ghi nhớ và biết ghi nhớ có điểm tựa, ghi nhớ logic kết hợp với tư duy trừu tượng.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ghi nhớ đại khái, chung chung và nhiều em còn coi thường việc ôn tập tài liệu dẫn đến kết quả ghi nhớ chưa cao.

- Sự phát triển của tư duy:

Tư duy của lứa tuổi này có những thay đổi quan trọng. Đặc trưng của tư duy trong giai đoạn này là tư duy trừu tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong mọi hoạt động đặc biệt là hoạt động học tập…

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều em kết luận vội vàng, thiếu căn cứ, thiếu tính lịch sự một số em chưa phát huy được năng lực độc lập, suy nghĩ. Một đặc điểm tâm lý phổ biến ở lứa tuổi này tính ưa triết lý có thể nói thanh niên đã “triết lý hóa toàn bộ lý luận trong đời sống của mình”.

Chính vì vậy giáo viên cần phải bồi dưỡng những phẩm chất tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo cho học sinh giúp họ tránh những sai lầm trong cuộc sống.

- Sự phát triển của tưởng tượng

So với lứa tuổi thiếu niên thì tưởng tượng của thanh niên học sinh ngày càng phù hợp và gần với thực tế. Tính sáng tạo trong tưởng tượng đang phát triển rất mạnh. Tưởng tượng vừa phong phú về nội dung vừa mở rộng phạm vi ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số thanh niên học sinh tưởng tượng còn nhiều phiến diện một chiều, thiếu cơ sở thực tế.

- Hoạt động ngôn ngữ

Có thể nói vốn từ của thanh niên phong phú hơn nhiều so với lứa tuổi thiếu niên. Khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp cũng điêu luyện hơn thiếu niên. Đây là thời kì phát triển mạnh nhất, cao nhất và hoàn thiện nhất về ngôn ngữ so với các lứa tuổi trước.

Tóm lại: Do sự phát triển hoàn thiện của các giác quan đặc biệt của vỏ

não đã tạo tiền đề vật chất cho thanh niên học sinh lĩnh hội được vốn tri thức khá dồi dào, kinh nghiệm phong phú làm cho năng lực nhận thức của thanh niên phát triển ở mức độ cao và tiến dần đến sự hoàn thiện.

* Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của thanh niên học sinh.

- Sự hình thành và phát triển của thế giới quan

+ Thế giới quan của thanh niên học sinh được hình thành nhanh chóng và ngày càng có chất lượng.

+ Thế giới quan của thanh niên học sinh là thế giới quan khoa học, nó thể hiện tính hệ thống, tính toàn vẹn, tính nhất quán và khái quát ở mức độ cao.

+ Bên cạnh những thanh niên tích cực vẫn còn một số thanh niên chịu ảnh hưởng tàn dư chế độ cũ, họ có những quan điểm lệch lạc về cuộc sống, họ có lối sống không lành mạnh, sống thụ động, có em đánh giá quá cao sự hưởng thụ, tư tưởng sống gấp…

* Sự phát triển tự ý thức và khả năng tự giáo dục của học sinh THPT.

- Thanh niên học sinh là lứa tuổi có quá trình tự ý thức diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. sâu sắc, toàn diện hơn ở thiếu niên rất nhiều.

- Ở tuổi thiếu niên các em bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ thể của mình một cách hoàn toàn mới và đến tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến hình dáng bên ngoài (hay soi gương, chú ý sửa tư thế, quần áo, đầu tóc…). Hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn.

- Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi này là một quá trình lâu dài, trải qua những mức độ khác nhau, ở tuổi thanh niên quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng.

- Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất, nhân cách và năng lực riêng.

- Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là: sự tự ý thức xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình.

- Các em hay ghi nhật kí.

- Nội dung của tự ý thức cũng diễn ra phức tạp.

- Nếu thiếu niên có thể hiểu mình ở những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ thì thanh niên còn có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện nhiều mặt quan hệ của nhân cách (tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ…).

- Thanh niên không chỉ đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt mà biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách.

- Thanh niên không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn nhiều thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống, của chính mình.

- Cùng với sự phát triển của tự ý thức thì tự giáo dục, tự tu dưỡng cũng khá phát triển ở lứa tuổi này. Chuẩn bị cho mình về mọi mặt để bước vào cuộc sống tự lập. Với nhiều hình thức phong phú như: chọn sách gối đầu giường, ghi nhật ký…

- Tự tu dưỡng diễn ra thường xuyên đã trở thành một quá trình rèn luyện toàn diện về các mặt.

- Lứa tuổi này thể hiện sắc thái giới tính rõ rệt: Các em nữ quan tâm tới cái tôi nhiều hơn, nữ dậy thì nhanh hơn. Trong quá trình tự ý thức thì nam thường quan tâm tới hành vi, kết quả hoạt động. Nữ dựa vào ý kiến người khác, tán dương người khác.

* Đời sống tình cảm của thanh niên học sinh

- Tình cảm của thanh niên học sinh vô cùng phong phú, đa dạng. phức tạp, sâu sắc, manh mẽ và bền vững hơn ở thiếu niên rất nhiều được thể hiện ở những đặc điểm sau:

+ Các em có khát vọng thâm nhập cuộc sống, khát vọng khám phá cuộc sống.

+ Thanh niên rất giàu cảm xúc, giàu tâm trạng, tâm trạng mang tính ổn định. Ở thanh niên mới lớn, những hình thức thể hiện rất đa dạng, tạo ra khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh cảm xúc và hành vi của học sinh được hình thành.

+ Sự nhạy cảm với các ấn tượng mới của đời sống được biểu hiện ra ở chỗ các em bắt đầu có những rung động sâu sắc đối với những quan hệ qua lại trong gia đình, ở nhà trường, trong sinh hoạt xã hội.

+ Thanh niên thích phân tích tình cảm của mình và tình cảm của người khác. Đặc biệt là biểu lộ tình cảm của mình một cách kín đáo, biết che giấu những rung động và lựa chọn những hình thức đối xử phù hợp, tế nhị.

+ Tình cảm thanh niên đã chứa đựng và thể hiện đa dạng các cung bậc khác nhau trong đời sống tình cảm, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

+ Sự phong phú trong đời sống tình cảm của thanh niên còn được thể hiện ở sự kế thừa và mở rộng những tình cảm cao cấp ở tuổi thiếu niên: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ…

+ Tình bạn: thanh niên rất khao khát tình bạn, tình bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm của họ song họ vẫn thận trọng khi chọn bạn hầu hết thanh niên đều cho rằng: “tình bạn cần như nước uống song cần tìm nước trong mà uống”.

Thanh niên thường yêu cầu cao với bạn. họ cho rằng dấu hiệu quan trọng nhất của tình bạn là tính bền vững, vượt qua được mọi thử thách.

Một trong những nguồn gốc quan trọng của tình bạn ở lứa tuổi này là gắn bó với nhau trong cung một hoạt động chung hấp dẫn.

+ Tình yêu cuả thanh niên học sinh

Là một thứ tình cảm đặc biệt giữa nam và nữ, giàu chất thơ, chất trữ tình,

Là sự phát triển hợp qui luật của đời sống tâm lý con người.

Đây là mối tình đầu tiên nên rất sâu sắc, là hồi ức đẹp đẽ nhất của con người khi đã luống tuổi.

* Sự lựa chọn nghề của thanh niên học sinh

- Khi chọn nghề thanh niên bi chi phối bởi những yếu tố sau đây: + Yếu tố bên trong như hứng thú, nguyện vọng và khả năng học tập của họ.

+ Yếu tố bên ngoài như dư luận xã hội. lời khuyên của người than… ngoài ra khi chọn nghề thanh niên còn bị chi phối bởi những đặc điểm về giới tính và sức khỏe….

- Khi đã định hướng xu hướng nghề nghiệp thì thanh niên học sinh tập

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w