Hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 79 - 82)

- Khái niệm: Là một phẩm chất của ý chí cho phép con người điều chỉnh hành vi của mình theo mục đích xác định và khả năng gạt bỏ những

4.1.1. Hoạt động dạy học

4.1.1.1. Hoạt động dạy và những đặc điểm của nó. a. Thế nào là hoạt động dạy.

- Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ em nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng. Hoạt động dạy diễn ra theo hai cách cơ bản sau đây:

+ Một là hoạt động dạy diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. + Hai là họat dạy diễn ra theo phương thức nhà trường.

Ngoài ra còn có một số hình thức dạy học khác như dạy học bằng phương tiện thông tin đại chúng: dạy học bằng đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, mạng internet…

Tóm lại: Hoạt động dạy là hoạt động của người thầy giáo trong việc

tổ chức và điều khiển sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội của học sinh nhằm tạo ra sự phát triển tâm lý, phát triển nhân cách của trẻ em.

b. Đối tượng của hoạt động dạy

- Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng của nó hay còn gọi là hoạt động có đối tượng. Đối tượng của hoạt động chính là cái mà hoạt động ấy nhằm vào mà tác động để tạo ra sản phẩm hoặc làm biến đổi đối tượng hoặc chiếm lĩnh đối tượng ấy.

- Từ cách hiểu tổng quát như vậy có thể rút ra: Đối tượng của hoạt động dạy chính là sự phát triển tâm lý, phát triển nhân cách của học sinh.

c. Một số đặc điểm của hoạt động dạy

- Hoạt động dạy là hoạt động tổ chức và điều kiển hoạt động nhận thức của học sinh.

- Hoạt động dạy là hoạt động không nhằm sáng tạo ra tri thức mới cho người dạy cũng không nhằm sáng tạo ra tri thức mới cho nhân loại bởi vì những tri thức trong nội dung dạy học không phải là mới đối với nhân loại mà là mới đối với học sinh.

- Hoạt động dạy diễn ra đồng thời với hoạt động học.

4.1.1.2. Hoạt động học và những đặc điểm của nó. a. Thế nào là hoạt động học.

- “Học” là khái niệm dung để chỉ việc học một cách ngẫu nhiên, diễn ra trong đời sống hàng ngày.

- Hoạt động học là khái niệm dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức đặc thù ở nhà trường qua đó hình thành ở người học những tri thức khoa học, những năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn nghĩa là nhằm lĩnh hội các tri thức mới. kĩ năng, kĩ xảo mới trong nhà trường.

- Hoạt động học của học sinh là một quá trình lĩnh hội tri thức có sáng tạo phụ thuộc 3 yếu tố:

+ Phụ thuộc vào người ta dạy cái gì tức là phụ thuộc vào nội dung dạy học.

+ Phụ thuộc vào người day và dạy như thế nào tức là phụ thuộc vào nhân cách người dạy, trình độ tổ chức và điều khiển cũng như phương pháp dạy của người thầy.

+ Phụ thuộc vào người ta dạy cho ai tức là về đối tượng của người dạy. Như vậy: Hoạt động học là hoạt động của học sinh nhằm tổ chức

các điều kiện bên trong và bên ngoài đảm bảo cho việc lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có hiệu quả.

a. Đối tượng của hoạt động học.

Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ cần phải lĩnh hội, cần được hình thành trong nội dung chương trình học tập là đối tượng của hoạt động học. Những tri thức đó được lựa chọn và sắp xếp theo một trình tự logic nhất định trong chương trình các môn học. Thực chất, đó là hệ thống các khái niệm của các môn học tương ứng.

b. Bản chất của hoạt động học.

- Thứ nhất Hoạt động học là hoạt động lĩnh hội, là hoạt động tìm kiếm khám phá lại một lần nữa những tri thức mà nhân loại đã khám phá ra, nó mới đối với người học.

- Thứ hai hoạt động học là hoạt động hướng vào làm biến đổi và phát triển tâm lý của chính chủ thể hoc tập

- Ba là hoạt động học tập là hoạt động tiếp thu - lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Nó được điều khiển một cách có ý thức.

- Bốn là hoạt động học là hoạt động hướng vào tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, vừa hướng vào tiếp thu những tri thức của chính bản thân hoạt động - tức là tiếp thu cách thức lĩnh hội tri thức khoa học.

Tóm lại: Bản chất của hoạt động học là hoạt động lĩnh hội, là hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người để tạo ra sự biến đổi, phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách ở chủ thể học tập

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w