- Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn dịnh của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của người đó Nếu nhu cầu này
4.3.4. Sự hình thành uy tín của người thầy giáo
- Hiệu quả của giáo dục và dạy học phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người thầy giáo. Học sinh có nghe, tin và làm theo thầy hay không cũng do uy tín của thầy mà có. Thầy giáo có xứng đáng là đại diện cho nền văn minh nhân loại, cho nền giáo dục tiến bộ, cho điều hay lẽ phải hay không
cũng xuất phát từ uy tín của người thầy giáo. Vì vậy, uy tín là một điều vô cùng quan trọng trong công tác sư phạm.
- Người thầy giáo có uy tín thường có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tư tưởng ,tình cảm của các em. Họ thường được học sinh thừa nhận có nhiều phẩm chất và năng lực tốt đẹp, họ được các em kính trọng và yêu mến. Sức mạnh tinh thần và khả năng cảm hóa của người giáo viên có uy tín thường nhân lên gấp bội.
Vậy thực chất uy tín là gì? Uy tín là tấm lòng và tài năng của người thầy giáo. Vì có tấm lòng nên thầy giáo mới có tình thương yêu học sinh, tận tụy với công việc và đạo đức trong sáng.
- Đó là uy tín thực, uy tín chân chính. Với uy tín đó người thầy giáo thường xuyên tỏa ra một “hào quang” hấp dẫn và soi sáng các em đi theo mình. Lúc đó, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói cho đến tinh thần lao động, lý tưởng nghề nghiệp…đều là những bài học sống đối với các em. Do đó, đối với nhiều học sinh, người thầy giáo có uy tín đã trở thành hình tượng lý tưởng của cuộc đời các em và các em mong muốn xây dựng cuộc sống của mình theo hình mẫu lý tưởng đó.
- Khác với uy tín nói trên, là uy tín giả (uy tín quyền uy). Chẳng hạn, có giáo viên xây dựng uy tín cho mình bằng các thủ thuật giả tạo như: bằng cách trấn áp làm cho các em sợ hãi mà phải phục tùng mình, bằng cách khoe khoang, khoác lác về những cái mà mình không có, bằng lối sống xuề xòa, dễ dãi, vô nguyên tắc, bằng những biện pháp nuông chiều học sinh… Có thể nói rằng mọi ý đồ xây dựng uy tín bằng các thủ thuật đó trước sau thế nào cũng thất bại.
- Muốn hình thành uy tín, người thầy giáo phải có những điều kiện sau đây:
+ Thương yêu học sinh và tận tụy với nghề.
+ Công bằng trong đối xử (không thiên vị, không thành kiến, không cảm tính…)
+ Phải có chí tiến thủ (có nguyện vọng tự phát triển, nhu cầu về sự mở rộng tri thức và hoàn thiện kĩ năng nghề nghiệp).
+ Có phương pháp và kĩ năng tác động trong dạy học và giáo dục hợp lý, hiệu quả và sáng tạo.
+ Mô phạm, gương mẫu về mọi mặt, mọi lúc và mọi nơi.