Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lông xước bố mẹ giai đoạn 24 40 tuần tuổi (Trang 33 - 38)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành với 495 gà đẻ bố mẹ từ 24 đến 40 tuần tuổi. Thí nghiệm có 5 nghiệm thức (NT1, NT2, NT3, NT4 và NT5), mỗi nghiệm thức có 30 gà mái và 3 gà trống, nhắc lại 3 lần (33 x 3 = 99 con). Giữa các nghiệm thức đảm bảo sự đồng đều về giống, lứa tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm là tỷ lệ protein trong khẩu phần.

Nghiệm thức 1 (NT1) cho ăn khẩu phần có 15% protein, nghiệm thức 2 (NT2) cho ăn khẩu phần có 15,5% protein, nghiệm thức 3 (NT3) cho ăn khẩu phần có 16% protein, nghiệm thức 4 (NT4) cho ăn khẩu phần có 16,5% protein, nghiệm thức 5 (NT5) cho ăn khẩu phần có 17% protein. Năng lượng trao đổi trong thức ăn của các nghiệm thức đều bằng 2800 kcal/ kg thức ăn.

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Số lượng ♂/♀(con) 3/30 3/30 3/30 3/30 3/30

Số lần lặp lại 3 3 3 3 3

Thời gian theo dõi thí

nghiệm (tuần) 17 17 17 17 17

Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt Yếu tố thí nghiệm

(% pr trong KP) 15% 15,5% 16% 16,5% 17%

Khi xây dựng khẩu phần ăn cho gà thí nghiệm chúng tôi căn cứ vào khuyến cáo của Viện Chăn nuôi về giá trị dinh dưỡng dành cho gà Ri vàng rơm rồi từ đó tiến hành tăng lên 2 mức (+0,5%, +1,0% protein) và giảm 2 mức (-0,5%, -1,0% protein). Trước khi phối hợp khẩu phần, tất cả các nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho gà thí nghiệm đều được phân tích xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng. Khẩu phần được lập bằng phần mềm Brill feed formulation. Thức ăn cho gà ở các nghiệm thức được sản xuất dưới dạng bột. Gà ở tất cả các nghiệm thức được uống nước sạch và cho ăn theo định mức của gà đẻ (dựa theo định mức dành cho gà Ri theo khuyến cáo của Viện Chăn nuôi). Chế độ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh ở các nghiệm thức là như nhau. Gà được nuôi nhốt trong chuồng với chế độ chiếu sáng 16 giờ chiếu sáng/ngày đêm, nền có chất độn chuồng đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh. Mật độ 6con/m2.

Bảng 2.2. Khẩu phần thức ăn cho gà thí nghiệm

Nguyên liệu NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 Ngô 65,00 63,65 63,24 62,84 62,36 Khô đỗ tương 46 7,45 9,40 12,05 14,60 17,10 Bột thịt (MBM-50/32) 6,50 6,50 6,50 6,50 6,50 CaCO3 (2-3mm) 5,80 5,80 5,80 5,75 5,75 CaCO3 (bột <1mm) 3,50 3,50 3,50 3,50 3,50 L –Threonine 0,05 0,02 0,00 0,00 0,00 Fat – Animal (mỡ cá) 0,75 1,00 1,00 1,00 1,00

Nguyên liệu NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 VTM K (6652) Premix 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 NaHCO3 0,05 0,06 0,09 0,12 0,16 L-Lysine HCl 98% 0,29 0,23 0,15 0,08 0,02 DL –Methionine 99% 0,14 0,12 0,11 0,10 0,10 NaCl 0,09 0,09 0,09 0,10 0,11 Choline 60% 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 L- Tryptophane 0,03 0,02 0,00 0,00 0,00 Phytase 5000 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 DDGS (Corn) 10,00 9,26 7,12 5,06 3,05 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Giá trị dinh dưỡng

ME (kcal/kg) 2800 2800 2800 2800 2800

CP (Crude protein) (%) 15,0 15,5 16,0 16,5 17,0 Mỡ thô (EE-Crude Fat) (%) 4,77 4,95 4,83 4,73 4,62 Xơ thô (CF- Crude Fiber) (%) 3,18 3,17 3,04 2,91 2,79 Arginine (total) (%) 0,873 0,927 0,994 1,059 1,122 Lysine (total) (%) 0,800 0,799 0,799 0,801 0,801 Methonine (total) (%) 0,396 0,388 0,382 0,377 0,377 Threonin (total) (%) 0,585 0,584 0,583 0,607 0,630 Tryptophan (total) (%) 0,155 0,155 0,155 0,155 0,160 Valine (total) (%) 0,710 0,733 0,758 0,783 0,807 Met + Cys (total) (%) 0,676 0,675 0,675 0,676 0,681

Calcium (%) 4,30 4,30 4,31 4,30 4,30

Phosphorus (total) (%) 0,63 0,64 0,64 0,64 0,63 Giá thành (đ/kg TĂ) 8,354 8,408 8,418 8,488 8,563

2.4.2.1. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống và khối lượng của gà lông Xước bố mẹ.

Dựa vào phương pháp quan sát, cân đo, ghi chép, thống kê thông dụng để tính toán các chỉ tiêu theo dõi như sau:

Số gà cuối kỳ TN (con)

Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số gà đầu kỳ TN (con)

- Khối lượng gà qua các giai đoạn: Cân toàn bộ số lượng gà thí nghiệm vào giờ nhất định của buổi sáng trước khi cho ăn, cân gà tại thời điểm 24 và 40 tuần tuổi, cân từng con một bằng cân có độ chính xác  5 gam.

* Tính khối lượng gà mái sinh sản:

KLTB (g) = (KLn1 + KLn2 +…+ KLnn)/n

Ghi chú: KLTB: Khối lượng trung bình KLn1: Khối lượng gà mái 1 KLnn: Khối lượng gà mái n

Khối lượng trung bình được tính tròn số đến đơn vị gam

2.4.2.2. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến năng suất trứng của gà lông Xước bố mẹ

- Khối lượng trứng (g): hàng tuần (cố định ngày) cân ngẫu nhiên trứng từ mỗi lô thí nghiệm bằng cân điện tử có độ chính xác tới 0,01g, trứng gà được cân từ 24 - 40 tuần tuổi

+ Tỷ lệ đẻ (%) = Tổng số trứng đẻ trong kỳ

x 100 Bình quân gà mái có mặt x số ngày trong kỳ Số trứng đủ tiêu chuẩn làm giống (quả) + Tỷ lệ trứng giống (%) = x 100

Số trứng đẻ ra

+ Năng suất trứng

Năng suất trứng = Số trứng thu được trong kỳ (quả) Số mái bình quân trong kỳ (con) * Theo dõi thức ăn:

Tiêu thụ thức ăn: Mỗi lô nhỏ đối với thí nghiệm gà đẻ có bao đựng thức ăn riêng. Đầu mỗi giai đoạn nuôi (theo tuần tuổi) cân thức ăn cho vào bao để cho ăn liên tục trong tuần..

Lượng thức ăn tiêu thụ/con/tuần (g) = Lượng thức ăn tiêu thụ Số con trong lô (con) Thức ăn tính theo định lượng cho ăn/mái của từng giai đoạn và toàn kỳ.

TTTA trong kỳ (kg)

+ Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng = x 10 Số trứng thu trong kỳ (quả) TTTA (kg)

+ Chi phí TĂ/10 trứng (đ) = x (đồng)/1 kg TA 10 trứng (quả)

TTTA (kg)

+ Chi phí TĂ/10 trứng giống (đ) = x (đồng)/1 kg TA 10 trứng giống (quả)

2.4.2.3. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến chất lượng trứng của gà lông Xước bố mẹ

Vào một ngày cố định ở các tuần 28, 32 và 38 lấy 20 quả từ mỗi lô thí nghiệm để xác định chất lượng trứng: đơn vị Haugh, độ dày vỏ, khối lượng lòng trắng, khối lượng lòng đỏ….tại Viện khoa học sự sống – trường Đại học Nông Lâm.

+ Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng (%): lấy trứng có khối lượng trung bình của nghiệm thức, cân khối lượng trứng trước khi tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng và vỏ trứng, sau đó cân khối lượng lòng đỏ bằng cân có độ chính xác tới 0,01g. Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng được tính theo công thức:

Khối lượng lòng đỏ (g) Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng (%) = x 100 Khối lượng lòng trắng (g) + Chỉ số hình dạng: đo bằng thước kẹp, độ chính xác 1% mm CSHD = 𝐷 𝑑 Trong đó: D: đường kính lớn (mm) d: đường kính nhỏ của trứng (mm) + Đơn vị Haugh: HU = 100 log (H + 7,57 - 1,7W0,37)

+ Độ dày vỏ trứng (mm)

Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước kẹp FHK (Fujihira Industry CO., LTD - Nhật) với độ chính xác là 0,01 mm, trứng sau khi được đập ra lấy 3 miếng vỏ tại 3 điểm (đầu to, đầu nhỏ và đường kính lớn của quả trứng), bóc sạch lớp màng bên trong vỏ và tiến hành đo. Độ dày vỏ trứng được xác định bằng trung bình của 3 lần đo trên.

2.4.2.4. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến kết quả ấp nở

Trứng được đánh dấu theo từng nghiệm thức, số lượng trứng ấp của 5 nghiệm thức (NT1, NT2, NT3, NT4 và NT5) được lấy toàn bộ để đem đi ấp.

+ Tỷ lệ trứng có phôi: đưa trứng đủ tiêu chuẩn vào ấp, sau 8-10 ngày kiểm tra sự phát triển của phôi bằng đèn chiếu. Tỷ lệ trứng có phôi được tính theo công thức: Số trứng có phôi (quả) Tỷ lệ trứng có phôi (%) = x 100 Số trứng ấp (quả) Số trứng nở (quả) + Tỷ lệ nở (%) = x 100 Số trứng có phôi (quả) Tổng số gà loại 1 + Tỷ lệ gà loại 1 (%) = x 100 Số trứng ấp TTTA (kg)

+ Chi phí TĂ cho 1 gà loại 1 (đ) = x (đồng)/1 kg TA 1 gà loại 1

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lông xước bố mẹ giai đoạn 24 40 tuần tuổi (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)