Tỷ lệ loại thải và khối lượng gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lông xước bố mẹ giai đoạn 24 40 tuần tuổi (Trang 40 - 43)

Chỉ tiêu Đơn vị NT1 (15% pr) NT2 (15,5% pr) NT3 (16% pr) NT4 (16,5% pr) NT5 (17% pr) I. Tỷ lệ loại thải Số lượng mái đầu kỳ con 90 90 90 90 90 Số lượng mái cuối kỳ con 90 90 90 90 90 Tỷ lệ loại thải % 0 0 0 0 0

II. Khối lượng gà TN

Trước TN g 1569,7 1579,2 1578,1 1577,6 1573,4

Kết thúc TN g 1883,9b 1890,7b 1895,2b 1907,9a 1908,9a

Khối lượng tăng g 314.20 311.50 317.10 330.30 335.50

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi là chỉ tiêu quan trọng được các nhà dinh dưỡng quan tâm, vì nó liên quan đến sức sản xuất của đàn gà. Nó là cơ sở để đánh giá tình trạng sức khỏe, chế độ nuôi dưỡng, chất lượng khẩu phần ăn. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy khối lượng cơ thể gà ở các nghiệm thức đều tăng theo thời gian và có sai khác giữa các tỷ lệ protein trong khẩu phần. Ở 24 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà ở NT1 là 1569,7g và không sai khác với các nghiệm thức còn lại. Ở 40 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà ở NT1 là 1888,9g thấp hơn NT5 (1908,9g) và có sai khác giữa các nghiệm thức khi tăng mức protein trong khẩu phần từ 15% lên 17% (P<0,05).

Nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của khẩu phần ăn có các tỷ lệ protein khác nhau trong khẩu phần đến khối lượng cơ thể gà mái. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác. Babatunde và Fetuga, (1976) cho biết khối lượng cơ thể sống của gà Leghorn giảm khi giảm protein trong khẩu phần (12,0, 14,0 và 16,0%) so với mức (18 và 20%). Một nghiên cứu của Keshavarz (1984) quan sát thấy khối lượng cơ thể thấp hơn và giảm năng suất trong giai đoạn đầu của chu kỳ sản xuất trứng khi gia cầm ăn khẩu phần có protein thấp trong suốt giai đoạn nuôi. Calderon và Jensen (1990) nhận thấy rằng tăng khối lượng cơ thể tăng cùng với mức CP tăng từ 13-16 hoặc 19% trong suốt thời kỳ sản xuất. Yakout (2010) phát hiện ra rằng giá trị tốt nhất của sự thay đổi khối lượng cơ thể được ghi nhận khi cho ăn gà ăn khẩu phần có mức CP cao. Sự thay đổi khối lượng cơ thể gà Hy-Line có ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ protein trong khẩu phần, vì mức CP cao nhất (14%) đạt được giá trị khối lượng cơ thể cao nhất so với mức CP thấp nhất (13%) trong chu kỳ sản xuất trứng (Bouyeh và Gevorgian, 2011). Ngược lại, Hassan và cs. (2000) và Yakout (2000) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về khối lượng cơ thể với các mức CP khác nhau trong khẩu phần ăn của gà đẻ. Meluzzi và cs (2001) cho biết khối lượng cơ thể sống ở 40 tuần tuổi của gà mái Hy-Line Brown không ảnh hưởng bởi các mức CP khác nhau (đối chứng, 170, 150 và 130 g/kg khẩu phần). Mặt khác, Grobas và cs. (1999), Keshavarz và Nakajima (1995), Sohail và cs. (2003) chỉ ra rằng không có tác động đáng kể nào của việc giảm

mức CP trong khẩu phần lên khối lượng cơ thể, tác động này có thể là do sự cân bằng và sẵn có của các axit amin được cung cấp trong khẩu phần thử nghiệm.

3.2. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của gà lông Xước bố mẹ giai đoạn 24 -40 tuần tuổi lông Xước bố mẹ giai đoạn 24 -40 tuần tuổi

3.2.1. Tỷ lệ đẻ

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất của gia cầm sinh sản đó là tỷ lệ đẻ. Khi tỷ lệ đẻ tăng và thời gian đẻ kéo dài sẽ cho năng suất trứng cao và ngược lại. Tỷ lệ đẻ còn phản ánh kết quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ chiếu ánh sáng... của đàn gia cầm sinh sản. Nếu các yếu tố này được đảm bảo tốt thì sẽ cho năng suất sinh sản cao.

Năng suất trứng của gia cầm là kết quả hoạt động của rất nhiều gen tham gia trong một số lượng lớn các quá trình sinh hóa học, trong đó có một số gen liên kết với giới tính. Khi điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng..) thì các gen tham gia điều khiển tất cả các quá trình liên quan đến năng suất trứng cho phép gia cầm phát huy được đầy đủ tiềm năng di truyền của chúng.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng đó là các yếu tố của bản thân con vật (tuổi thành thục về tính, thay lông..) và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, mùa vụ...). Hệ số di truyền về sản lượng trứng nhìn chung là thấp (0,2 – 0,3).

Để xác định được ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ đẻ của gà, chúng tôi đã theo dõi trong thời gian 17 tuần đẻ (từ 24 – 40 tuần tuổi). Kết quả được trình bày tại bảng 3.2.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lông xước bố mẹ giai đoạn 24 40 tuần tuổi (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)