Đo bước sóng bằng phương pháp giao thoa

Một phần của tài liệu Phương pháp giải toán Vật lý 12 - Phần II potx (Trang 55 - 56)

D ẠNG BÀI TẬP

B DẠNG ÀI TẬP

6.3.4 Đo bước sóng bằng phương pháp giao thoa

Từ (6.4) bước sóng ánh sáng

λ= ai

D (6.7)

Người ta có thể đo chính xác khoảng cách D từ hai khe S1S2 đến màn ảnh E với độ chính xác hàngµm. Mặt khác, có thể sử dụng kính hiển vi và kính lúp để xác định khoảng cách agiữa hai khe S1S2và khoảng vâni.Biếta, Dvàita có thể tính được bước sóng ánh sáng theo công thức (6.7). Đó là nguyên tắc của việc đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa.

Đo bước sóng của những ánh sáng đơn sắc khác hau bằng phương pháp giao thoa, người ta thấy mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng hoàn toàn xác định. Chẳng hạn:

-Ánh sáng màu đỏ ở đầu của dải màu liên tục có bước sóng:0,76µm. -Ánh sáng màu tím ở cuối của dải màu liên tục có bước sóng: 0,40µm.

- Ánh sáng vàng do đèn hơi natri phát ra có bước sóng:0,589µm.

Như vậy, ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một bước sóng xác định. Màu ứng với ánh sáng đó gọi là màu đơn sắc hay màu quang phổ.

Thực ra, những ánh sáng đơn sắc có bước sóng lân cận nhau thì gần như có cùng một màu. Vì vậy, người ta đã phân định ra trong quang phổ liên tục những vùng màu khác nhau:

-Vùng đỏ có bước sóng từ: 0,760µmđến0,640µm

-Vùng da cam và vàng có bước sóng từ: 0,640µmđến0,580µm(Vùng da cam và Vùng vàng) -Vùng lục có bước sóng từ:0,580µmđến0,495µm

-Vùng lam - chàm có bước sóng từ:0,490µmđến0,440µm(Vùng lam-chàm) -Vùng tím có bước sóng từ:0,440µmđến0,400µm

Ngoài các màu đơn sắc, còn có các màu không đơn sắc, là hỗn hợp của nhiều màu đơn sắc với những tỉ lệ khác nhau.

Tóm lại đối với ánh sáng trắng, ta luôn có:

0,380µm≤λ≤0,760µm (6.8)

Một phần của tài liệu Phương pháp giải toán Vật lý 12 - Phần II potx (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)