5. Kết cấu của đề tài
1.2.1.1 Các nhân tố môi trường kinh tế
- Nhân tố kinh tế: Các điều kiện kinh tếtổng quát của một thị trường như: thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp,… những điều kiện này tác động trực tiếp đến nhu cầu xã hội về tiêu dùng hàng hóa, chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng lớn đến công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp
- Nhân tố chính trị, pháp luật: Sự ổn định về thể chế chính trị, sự nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cóảnh hưởng đến sự ổn định kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm đầy đủ về chính trị và pháp luật, xu hướng vận động của nó để đưa ra các chiến lược phát triển hoàn hảo nhất.Môi trường chính trịvà pháp luậtổn định sẽcho phép doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển, đưa ra các biện pháp, điều kiện để doanh nghiệp mở rộng mạng lưới tiêu thụ để có hiệu quảcao nhất.
1.2.1.2Các yếu tốthuộc môitrường ngành
- Khách hàng: Khách hàng của doanh nghiệp có thểbao gồm khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài. Để đẩy mạnh được quá trình trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải hiểu được các nhu cầu của khách hàng hiện có và tiềm ẩn, tâm lí hay hành vi tiêu dùng của họ.
- Nhà cung cấp vật tư: Đây là các công ty chuyên cung cấp các đầu vào cho doanh nghiệp và cho các đổi thủcạnh tranh. Do đó, để đảm bảo cho quá trình sản xuất
và tiêu thụ được diễn ra đúng tiến độ, doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệtốt với họ.
- Đối thủ cạnh tranh: Để có thể tồn tại, mở rộng thị trường sản phẩm, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phát hiện chiến lược của đối thủcạnh tranh, đánh giá mặt mạnh mặt yếu của họ, đánh giá cách họphản ứng với mỗi hành động xúc tiến tiêu thụ của ta để có những quyết định cần thiết.
- Sản phẩm thay thế: Công ty cần phải phân tích về sản phẩm thay thế thông thường hay thay thế hoàn hảo, trên cơ sở đó thấy được nguy cơ hay cơ hội để phản ứng kịp thời, hợp lý.