Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn tố tụng là “một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố

Một phần của tài liệu Tạm ngừng phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 31)

thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân c liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật này quy định”.

khoảng thời gian cần thiết để khắc phục những căn cứ tạm ngừng phiên tòa và mở lại phiên tòa tiếp tục hoàn thành việc xét xử vụ án hình sự.

- Ý nghĩa của việc quy định thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa Thứ nhất, đối với thủ tục tạm ngừng phiên tòa.

Tương tự như quy định về các trường hợp tạm ngừng phiên tòa, việc nhà làm luật quy định chi tiết, rõ ràng về trình tự, thủ tục tạm ngừng phiên tòa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 giúp cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn được thống nhất, chặt chẽ. Qua đó góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nói chung và đồng bộ với chế định tạm ngừng phiên tòa trong Bộ luật tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Thứ hai, đối với thời hạn tạm ngừng phiên tòa.

Quy định về thời hạn tạm ngừng phiên tòa tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết (xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ) hoặc người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hồi phục sức khỏe để có thể tham gia phiên tòa khi được mở lại hoặc không còn những sự kiện bất khảng kháng hoặc trở ngại khách quan.

2.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa

Theo quy định tại khoản 2 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì:

“Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.”

Có thể thấy Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định khá cụ thể về thủ tục và thời hạn tạm ngừng phiên tòa. Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn, đảm bảo việc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, qua phân tích quy định tại khoản 2 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa tác giả nhận thấy còn một số hạn chế, bất cập như sau:

Thứ nhất, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa có quy định cụ thể về chủ thể có thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa, vì vậy có thể dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất trên thực tế. Việc xác định chủ thể có thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa cụ thể trong luật sẽ tạo căn cứ pháp lý chặt chẽ cho việc áp dụng pháp luật, bên cạnh đó cũng giúp xác định trình tự, thủ tục và cách thức quyết định việc tạm ngừng phiên tòa. Đối với vấn đề này khi tác giả tham khảo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đều quy định thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa thuộc về Hội đồng xét xử23.

Thứ hai, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa quy định rõ việc tạm ngừng phiên tòa có được thực hiện bằng văn bản hay không mà chỉ yêu cầu việc tạm ngừng phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Từ việc quy định không rõ ràng trong luật dẫn đến thực tiễn có thể hiểu và áp dụng không thống nhất.

Có thể hiểu theo hướng việc tạm ngừng phiên tòa không cần phải thể hiện bằng quyết định tạm ngừng phiên tòa mà chỉ cần ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho người tham gia tố tụng biết ngay tại phiên tòa mà không cần ra quyết định và giao quyết định. Tuy nhiên, cũng có thể có cách hiểu khác cho rằng việc tạm ngừng phiên tòa phải thực hiện bằng văn bản. Tức là Hội đồng xét xử sẽ thảo luận, trao đổi và ra quyết định tạm ngừng phiên tòa. Tuy nhiên, cũng có thể có trường hợp Tòa án đảm bảo sự an toàn, sợ áp dụng sẽ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự sẽ bị hủy án nên né tránh việc áp dụng quy định này mà ra quyết định hoãn phiên tòa thay vì tạm ngừng phiên tòa hoặc nghị án kéo dài để kiểm tra, xác minh, bổ sung chứng cứ, tài liệu đồ vật trong thời gian đó và hợp thức hóa thời hạn tố tụng đối với tài liệu, chứng cứ được bổ sung trong thời gian nghị án kéo dài.

Đối chiếu vấn đề này với quy định và hướng dẫn áp dụng Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tác giả nhận thấy, đối với tạm ngừng phiên tòa hành chính và dân sự thì việc tạm ngừng phiên tòa có biểu mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trong quyết định tạm ngừng phiên tòa dân sự và hành chính có các nội dung chính như sau: Tên gọi, Tòa án xét xử, thành phần hội đồng xét xử, ngày mở phiên tòa, căn cứ tạm ngừng, thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa xét xử…

Một phần của tài liệu Tạm ngừng phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w