2.1.2.1. Hoạt động M&A của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực công 2.1.2.1.2. M&A qua biên giới trong lĩnh vực công nghệ có xu hướng tăng ở Trung Quốc, nhưng các vụ thâu tóm trong nước vẫn là chủ đạo.
Theo báo cáo của Deloitte, trong 5 tháng đầu năm 2014, ngành Công nghệ & Truyền thông cùng với ngành chế tạo đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng và giá trị các vụ M&A so với cùng kỳ năm 2014 (Deloitte, 2014).
Biểu đồ 2.2. Gía trị các vụ M&A phân theo ngành của Trung Quốc gần đây (Đơn vị: triệu đô la Mỹ).
Nguồn: Deloitte
Biểu đồ 2.3. Quy mô các thương vụ M&A của Trung Quốc qua các năm 2006 – 2013 trong lĩnh vực công nghệ (Đơn vị: tỷ đô la Mỹ & số vụ)
Nguồn : The Financial Times
Báo cáo này cũng chỉ rõ sự sụt giảm về số vụ lẫn giá trị của ngành năng lượng và khai khoáng đã được bù đắp phần nào bởi sự gia tăng này. Công nghệ &
Truyền thông đứng thứ 3 xét về số vụ M&A với 18 vụ và thứ 3 về giá trị với 6,8 tỷ đô la Mỹ (Deloitte, 2014). Xem them biểu đồ 2.2 để biết chi tiết về giá trị các vụ M&A phân theo ngành của Trung Quốc gần đây.
Mặc dù vậy, các vụ M&A ở Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ vẫn chủ yếu là các vụ M&A trong nước. Xem thêm biểu đồ 2.3 ở trên để thấy rõ hơn.
2.1.2.1.3. Có sự phân hóa giữa các công ty thuộc sở hữu nhà nước (SOE) và công ty thuộc sở hữu tư nhân (POE) trong mục tiêu M&A qua biên giới.
Các phi vụ M&A lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc chủ yếu do các công ty thuộc sở hữu tư nhân (POE) thực hiện. Xem thêm bảng 2.4 dưới đây.
Các công ty thuộc sở hữu nhà nước tiếp tục nhắm tới các giao dịch về tài nguyên năng lượng, trong khi các công ty thuộc sở hữu tư nhân - chiếm phần lớn các giao dịch M&A - chuyển hướng sang các ngành khác như công nghệ nhằm sở hữu các công nghệ, sáng chế và thương hiệu mà họ có thể mang về kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.
Biểu đồ 2.4. Số lượng các vụ M&A phân theo ngành và đơn vị thực hiện của Trung Quốc (Đơn vị: số vụ)
Nguồn: David Brown tổng hợp từ ThomsonReuters, China Venture và PWC. 2.1.2.1.4. Công ty mục tiêu trong các thương vụ M&A qua biên giới của các công ty Trung Quốc là các công ty của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ:
Theo Thilo Hanemann and Cassie Gao, số liệu chung cho thấy, từ năm 2012, phần lớn hoạt động M & A của Trung Quốc được nhắm vào các nền kinh tế phát triển và xu hướng này được tiếp tục trong năm 2014. Chi tiêu cho tài sản của các công ty châu Âu tăng lên mức kỷ lục mới; Hoa Kỳ vẫn là nơi thu hút các hoạt động M&A Trung Quốc lớn nhất trong năm thứ 3 liên tiếp; Úc vẫn duy trì mức độ thu hút cao đối với Trung Quốc, nhưng các hoạt động M&A chuyển từ khoáng sản sang sản xuất nông nghiệp, thực phẩm, và bất động sản. Hoạt động M&A tại Canada sụt giảm mạnh do lợi nhuận thấp và sự kiểm soát gắt gao hơn của chính phủ nước này đối với các tập đoàn thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc. Riêng Nhật Bản tiếp tục cho thấy khả năng thu hút đầu tư nước ngoài không mấy ấn tượng của mình, không chỉ riêng đối với Trung Quốc (Thilo Hanemann, Cassie Gao, 2015).
Biểu đồ 2.5. Gía trị các vụ M&A phân theo khu vực địa lý của công ty mục tiêu của Trung Quốc từ 2004 đến 2014 (Đơn vị: triệu đô la Mỹ)
Nguồn: Bloomberg, Thomson, Rhodium Group
Điều này cũng được phản ánh trong lĩnh vực công nghệ khi trong báo cáo của KPMG trong số 10 vụ M&A lớn nhất năm 2014 xét theo giá trị giao dịch, có tới 3 vụ thuộc ngành công nghệ máy tính và điện tử bao gồm vụ Lenovo mua lại Motorola Mobility với giá 3,14 tỷ đô la Mỹ và mảng máy chủ x86 từ IBM với giá trị 2,07 tỷ đô la Mỹ lần lượt đứng thứ 2 và thứ 5 xét về giá trị giao dịch . Thương vụ
cuối cùng thuộc về Hua Capital Management và Shanghai Pudong Science & Technology Investment mua lại OmniVision với giá 1,68 tỷ đô đứng thứ 7. Đặc biệt cả 3 công ty bị mua lại trong 3 thương vụ nói trên đều là công ty Mỹ (KPMG, 2015).
Việc các công ty công nghệ Trung Quốc chọn đích đến là các nước phát triển là điều dễ hiểu khi trình độ công nghệ và sức mạnh thương hiệu các nước này vẫn đang hấp dẫn các doanh nghiệp nước này. Ở châu Âu, theo Hà Cúc, các nhà đầu tư của Trung Quốc không chỉ nhằm mục đích nắm bắt các thương hiệu hay hệ thống phân phối mà còn là sức mạnh công nghệ của châu Âu.
2.1.2.2. Tình hình chung của hai bên trước và trong thời điểm thực hiện thương vụ
2.1.2.2.1. Tình hình Lenovo
Theo Lăng Chí Quân, vào năm 2000 thị trường máy tính Trung Quốc thuộc về Lenovo nhưng sau đó mọi người bắt đầu nhận ra cái bóng khổng lồ từ Dell (Lăng Chí Quân, 2008, trg 487). Giá một chiếc máy của Dell lúc đó rẻ hơn máy tính của Lenovo 401 tệ, do đó đây là một cuộc “tấn công trực diện vào Lenovo” (Lăng Chí Quân, 2008, trg 485). Lăng Chí Quân cũng đưa ra những con số chứng minh cho sự thành công của Dell: năm 2001 hãng là công ty máy tính có doanh số cao nhất thế giới với 14% thị phần toàn cầu và trong 2 năm vừa qua, doanh số của Dell tăng mỗi năm hơn 50% ở Trung Quốc và kể từ năm 2002, tỷ lệ này là 60% (Lăng Chí Quân, 2008, trg 486). Lăng Chí Quân cho rằng việc Lenovo mở rộng nhằm đa dạng hóa đã phân tán các nguồn lực của công ty trong khi Dell lại tập trung xây dựng được đội ngũ 600 nhân viên xuất sắc trong quá trình bán hàng trực tiếp của họ (Lăng Chí Quân, 2008, trg 487). Đặc biệt năm 2003, Lăng Chí Quân dẫn lời Bryan Ma, trường phòng nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường IDC: “Dell đã dành được sự ủng hộ của chính phủ và các tổ chức giáo dục ở Trung Quốc – trong quá khứ, phân đoạn thị trường này luôn luôn lựa chọn Lenovo” khi trong quý 3 năm đó Lenovo đã bị Dell vượt mặt để đứng đầu trong lĩnh vực máy tính phục vụ thương mại (Lăng Chí Quân, 2008, trg 487).
Đến năm 2004, theo Lăng Chí Quân, Lenovo đang phải đối mặt với sức ép từ hai hướng khác nhau (Lăng Chí Quân, 2008, trg 513). Thứ nhất, trên thị trường
hàng cao cấp là sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các hãng máy tính như Dell, IBM, Fujitsu, Toshiba và HP (Lăng Chí Quân, 2008, trg 513). Cũng theo Lăng Chí Quân dẫn lời Vương Ninh, Phó Tổng Giám đốc của IDC khu vực Trung Quốc: “Tình hình bây giờ đã khác nhiều. Lenovo đang đối mặt với một sự chuyển đổi chiến lược lớn. Năm 2004 sẽ là một năm quan trọng với công ty” (Lăng Chí Quân, 2008, trg 513).
Thứ hai là thị trường máy tính giá rẻ với các công ty lắp ráp máy tính nhỏ lẻ. Theo Lăng Chí Quân, Quảng Đông là thị trường khu vực lớn thứ ba sau Bắc Kinh và Thượng Hải nhưng trong vòng ba năm các công tu máy tính ở đây đã làm giảm thị phần của Lenovo xuống 8% (Lăng Chí Quân, 2008, trg 514). Để chống lại sức ép này, Lenovo đã giảm giá các sản phẩm của mình nhưng mặc dù thị phần của Lenovo vẫn chưa tăng lên : năm 2000 thị phần của công ty là 32% nhưng đến tháng 5 năm 2004 nó giảm xuống còn 21,3% (Lăng Chí Quân, 2008, trg 514).
2.1.2.2.2. Tình hình của bộ phận IBM PC
Theo TTO, bộ phận kinh doanh PC của IBM đã làm tiêu tùng gần 1 tỷ USD vì thua lỗ trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến ngày 30/06/2004. IBM đã công bố thông tin này tại phiên điều trần với Ủy ban Trao đổi và Chứng khoán Hoa Kỳ về các chi tiết liên quan đến thưong vụ mua bán với tập đoàn Lenovo. Theo đó trong biên bản điều trần, IBM đã thừa nhận rằng bộ phận kinh doanh PC của mình đã thua lỗ 397 triệu USD trong năm 2001, 171 triệu USD trong năm 2002, 258 triệu USD trong năm 2003 và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2004 cũng đã tiêu tốn hết 139 triệu USD trước khi chuyển sang chủ mới (TTO, 2005). Cũng theo TTO, IBM hầu như đã ém nhẹm mọi số liệu tài chính liên quan đến việc kinh doanh PC của mình trong suốt những năm qua. Như vậy có thể thấy giai đoạn trước khi được bán cho Lenovo, bộ phận sản xuất và kinh doanh máy tính cá nhân của IBM đang rơi vào thua lỗ nặng nề.
2.1.2.3. Thuận lợi và khó khăn trước vụ M&A. 2.1.2.3.1. Thuận lợi
Một trong những thuận lợi quan trọng nhất của vụ M&A này là động lực của hai bên : Lenovo và IBM. Nói cách khác đây là một vụ M&A thân thiện. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc đối với Lenovo.
Động lực của hai bên
Đối với Lenovo, theo Bjorn B. Schmidt, một trong những chìa khóa quan trọng nhất thúc đẩy Lenovo tiến hành thương vụ M&A này là công ty cần tiếp cận các thị trường địa lý mới và đa dang hóa thị trường. Schmidt cho rằng tại thời điểm đó Lenovo là một công ty có thương hiệu mạnh ở trong nước nhưng ở bên ngoài thi trường Trung Quốc thì Lenovo là kẻ vô danh. Lenovo lúc ấy đang cần tìm cách có thể hiện diện trên thị trường toàn cầu vào với một thương hiệu có đủ sức mạnh dựa trên cơ sở là sản phẩm chất lượng cao. Dĩ nhiên IBM PC là một đơn vị hội tụ cả hai yếu tố trên : thương hiệu và chất lượng. Hơn nữa trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa kinh doanh, Lenovo muốn cân bằng hơn trong kinh doanh khi không muốn quá phụ thuộc vào thị trường nội địa ở Trung Quốc. Kết quả, sau khi họ thực hiện vụ M&A chỉ có 36% doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc còn lại 30% là đến từ các thị trường Châu Âu. Trung Đông và Châu Phi, 21% đến từ Châu Mỹ và 13% đến từ thị trường Châu Á ngoại trừ Trung Quốc (Bjorn B. Schmidt, 2010, trang 172). Theo lời của Mai Khanh: “ Liễu Truyền Chí và đội ngũ lãnh đạo của Lenovo
vào năm 2003 nhận thấy, tập đoàn này sẽ mãi là một doanh nghiệp Trung Quốc vô danh, cho dù thị trường nội địa có rộng lớn đến thế nào đi chăng nữa. Quy mô chính là điều mà ban lãnh đạo quan tâm và mục tiêu đặt ra là Lenovo phải là một tập đoàn quốc tế. Lối suy nghĩ này là động lực đằng sau thương vụ thâu tóm bộ phận máy tính cá nhân của IBM. Vụ thâu tóm đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cả thế giới đối với thương hiệu Lenovo và có lẽ điều quan trọng hơn là mang lại cho công ty sự chuyên nghiệp về quản lý khi có sự góp mặt của đội ngũ lãnh đạo nước ngoài đến từ IBM” (Mai Khanh, 2010).
Cũng theo Schmidt, việc các nhà sản xuất máy tính có tên tuổi khác như Dell và Hewlett-Packard đã thành công trong việc thâm nhập vào thị trường chính của Lenovo trước khi M&A là Trung Quốc đã gia tăng sức ép cạnh tranh lên Lenovo buộc công ty phải tìm cách đối phó. Vào thời điểm đó Dell và Hewlett-Packard đã có một lợi thế rất đáng gờm trước Lenovo khi lợi dụng vị trí của công ty mình trên thị trường toàn cầu nhằm gia tăng sức mạnh. Theo ý kiến của Schmidt, Lenovo cần phải nắm lấy cơ hội vươn ra thị trường toàn cầu để không những đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô mà còn đa dạng hóa kinh doanh để tránh rủi ro. Schmidt cho rằng đây là điểm rất quan trọng bởi trong sự liên quan tới việc suy sụp của thị
trường công nghệ thông tin Trung Quốc với những nhà sản xuất như Lenovo, nếu họ không thoát ra khỏi thị trường Trung Quốc thì sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh khác có danh tiếng trên toàn cầu. Hơn nữa động lực của Lenovo còn nằm ở một nguồn lực khác của IBM: trình độ kỹ thuật và kỹ năng quản lý công ty của IBM ở mức độ toàn cầu (Bjorn B. Schmidt, 2010, trang 173). B. Schmidt cũng nói thêm rằng sau khi hai bên đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng, một điều khoản có lợi cho Lenovo là việc các nhân viên quản lý chủ chốt, các dịch vụ kỹ thuật …của IBM sẽ được duy trì ít nhất trong 5 năm. Đặc biệt là logo của IBM sẽ vẫn được sử dụng gắn trên các dòng máy Think (mặc dù Lenovo đã từ bỏ nó vào năm 2007). Điều này sẽ giúp Lenovo học hỏi thêm nhiều điều và làm quá trình hòa hợp sau M&A diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn. Vào thời điểm đó, Lenovo sẽ nhận được lợi ích từ chính danh tiếng của IBM, Schmidt nhấn mạnh. Và Lenovo cũng sở hữu được mạng lưới phân phối toàn cầu của IBM, giúp họ không phải tốn nhiều thời gian để có thể xây dựng được một mạng lưới bán hàng trên toàn thế giới (Bjorn B. Schmidt, 2010, trang 174).
Đối với IBM, bộ phận sản xuất và kinh doanh máy tính cá nhân của họ đã đem lại rất nhiều thành công và tiếng vang cho IBM trong quá khứ nhưng tại thời điểm diễn ra vụ M&A, IBM đang gặp vấn đề khó khăn rất lớn với mảng sản xuất này. IBM mới chính là người đưa ra thỏa thuận đối với Lenovo về việc xem xét mua lại mảng sản xuất kinh doanh này của công ty. Theo Ken Fisher, bộ phận kinh doanh PC của IBM đã làm thất thoát 1 tỷ USD vì thua lỗ trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến ngày 30/06/2004 (Ken Fisher, 2005). Biểu đồ 2.6 dưới đây cho thấy doanh thu của IBM mặc dù có chiều hướng cải thiện như vẫn còn dưới mức đỉnh năm 1999. Theo Schmidt, việc thực hiện thương vụ M&A này với một cái giá hợp lý có thể giúp IBM không những rũ bỏ gánh nặng do mảng sản xuất kinh doanh này mang lại mà còn giúp IBM có một khoản tiền đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác (Bjorn B. Schmidt, 2010, trang 174). Để làm được điều này thì IBM đã phải làm một động tác trấn an chính phủ Mỹ khi tại thời điểm diễn ra vụ M&A này, đã có những lo ngại từ các cơ quan của chính phủ Mỹ như Uỷ ban Đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ, Bộ Tư Pháp và Phòng An ninh quốc gia khi số liệu từ Cục điều tra liên bang Mỹ công bố qua báo The Times có trên 3000 công ty Trung Quốc bị nghi ngờ
thu thập thông tin từ cho chính phủ của họ và số lượng gián điệp Trung Quốc tăng lên với tỷ lệ 20-30% mỗi năm (Lăng Chí Quân, 2008, trang 522). Công ty đã tuyên thệ với Uỷ ban đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ rằng sẽ cấm bất kỳ nhân viên nào của Lenovo bước vào các phòng nghiên cứu của IBM tại Tam giác nghiên cứu Bắc Carolina và sẽ ngăn chặn Lenovo giành lấy danh sách khách hàng trong các thể chế của chính phủ Mỹ. (Lăng Chí Quân, 2008, trang 531).
Biểu đồ 2.6. Doanh thu IBM từ 1994 đến 2004 (Đơn vị: Tỉ đô la Mỹ)
Nguồn: Annex Research.
Ghi chú: Doanh thu đạt đỉnh vào năm 1999, trung bình doanh thu từ 1990-1999 tăng 5%, từ 1999-2004 giảm 3%
Sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc với Lenovo
Một thuận lợi khác cũng thúc đẩy cho thương vụ này là Chính phủ của Trung Quốc. Để hỗ trợ cho Lenovo, theo B. Schmidt, Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ giúp Lenovo có một khoản vay tài chính đáng kể nhằm đủ khả năng thực hiện thương vụ này. Việc giúp đỡ này là điều hiển nhiên vì Chính phủ Trung Quốc là một cổ đông lớn của Lenovo (Bjorn B. Schmidt, 2010, trang 173). Lăng Chí Quân đã mô tả “Tại
thời điểm này doanh thu bán hàng từ máy tính cá nhân của Lenovo chỉ là xấp xỉ 3 triệu đô la Mỹ, chỉ bằng ¼ thu nhập của IBM PC “ và “một công ty với doanh thu hàng năm là 3tỷ USD mua lại một công ty 13 tỷ USD, gia nhập hàng ngũ 500 công ty lớn nhất thế giới” (Lăng Chí Quân , 2008, trang 524). Nếu không có sự trợ giúp