H^nh 4.10: Mức độ hiệu quả sau khi đọc sách
Bảng 4.1: Mức độ hiệu quả sau khi đọc sách
Tử bảng trên, giả thuyết đặt ra với độ tin cậy là 95%, có sự khác nhau giữa mức độ hiệu quả giữa
nam và nữ hay không? Ta có
*Mức độ hiệu quả của việc đọc sách trung bình ở nam là: 3,9394
* Mức độ hiệu quả của việc đọc sách trung bình ở nữ là: 3,9194
Độ lệch chuẩn: “ nam: 0,8506 “ nữ: 0,7682
Đầu tiên, chúng ta đi tính toán ước lượng khoảng với độ tin cậy 95% cho chênh lệch trung bình tổng thể mức độ hiệu quả giữa nam và nữ. Dữ liệu mẫu cho ta biết , 3,9394, cho giới tính nam, và , 3,9194, 0,7682 cho giới tính nữ.
Ta tính bậc tự do cho như sau:
df= 121,5785 121
Ta làm tròn xuống bật tự do thành 121 để có giá trị lớn hơn và ước lượng khoảng thận trọng hơn. Sử dụng bảng phân phối t với bậc tự do là 121, ta tìm được
Ước lượng khoảng với độ tin cậy 95% cho chênh lệch trung bình mức độ hiệu quả giữa nam và nữ như sau:
3,933,9194 0,02 0,2458 (-0,2258; 0,2658)
Ước lượng điểm của chênh lệch trung bình tổng thể mức độ hiệu quả giữa nam và nữ là 0,02. Sai số biên là 0,2458, ước lượng khoảng với độ tin cậy 95% là từ -0,2258 đến 0,2658
Gọi : mức độ hiệu quả sau khi đọc sách trung bình ở nam : mức độ hiệu quả sau khi đọc sách trung bình ở nữ :
29
:
Tại mức ý nghĩa kiểm định (phía trái)
t 0,16 df 121
Vì đây là kiểm định phía trái, bác bỏ t (mà 0,16 -1,645)
nên suy ra không bác bỏ
=> Mức độ hiệu quả sau khi đọc sách trung bình ở nam cao hơn mức độ hiệu quả sau khi đọc sách trung bình ở nữ
Vậy với mức độ tin cậy 95% thì mức độ hiệu quả sau khi đọc sách trung bình ở nam và mức độ hiệu quả sau khi đọc sách trung bình ở nữ có sự khác nhau. Nhìn chung, mức độ hiệu quả sau khi đọc sách trung bình ở nam cao hơn mức độ hiệu quả sau khi đọc sách trung bình ở nữ. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không quá nhiều.
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT VÀ KOT LUẬN 5.1. Kết luận
Như chúng em đã trình bày ở những chương trên, cụ thể là chương 1. Vấn đề nghiên cứu của dự án này là “mức độ hiệu quả của việc đọc sách trong thời gian dịch bệnh”. Dựa trên các kết quả của cuộc điều tra khảo sát, trong thời gian dịch bệnh khi mà mọi người bị hạn chế giao tiếp, gặp g’ bạn bè, đi du lịch cùng gia đình và người thân để giải tỏa sự mệt mỏi thì họ sẽ tìm đến những cách thức giải trí khác chẳng hạn như việc đọc sách. Và vì thế, dự án này để khảo sát mức độ mà các đối tượng được nghiên cứu có thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách và áp dụng nó một cách hiệu quả vào cuộc sống khá khó khăn trong mùa dịch hay không.
30
Bài tiểu luận này đã trình bày rõ về lí do, thói quen chi tiêu cho sách, những yếu tố tác động đến sự lựa chọn, các thể loại, nguồn đọc, thời gian, sự cần thiết và mức độ hiệu quả của việc đọc sách nhằm quan sát được thói quen và mức độ áp dụng của 190 học sinh, sinh viên và người đi làm đa số đến từ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4, dự án này khảo sát với số lượng 190 người trong đó đa số là nữ với 124 người chiếm 65,3%, còn lại là nam với 66 người chiếm 34,7% với nhiều độ tuổi khác nhau, đa số là từ 18-22 tuổi chiếm 81,1% ( 154 người ), dưới 18 tuổi chiếm 12,6% ( 24 người ), từ 22 tuổi trở lên chiếm 6,3% ( 12 người ). Và họ đã lựa chọn những thể loại mình thường tìm đọc là “sách kĩ năng đời sống” (116 người), điều này cho thấy trong thời gian dịch Covid hạn chế rất nhiều thứ trong cuộc sống chúng ta, các bạn trẻ có ý thức vô cùng tốt khi tìm đến những cuốn sách kĩ năng để rèn luyện chính bản thân mình trong thời gian rảnh ở nhà.
Về chi phí, ta thấy được có 136 bạn sẵn sàng chi với mức 100.000-500.000 cho việc mua sách chiếm vị trí cao nhất 71,6%, dưới 100.000 có 28 bạn chiếm 14,7% và trên 500.000 với 26 bạn chiếm 13,7%. Mức giá 100.000-500.000 là một mức giá khá cao cho đa số học sinh sinh viên vì thế ta thấy được các bạn thấy được sự cần thiết của sách đối với cuộc sống mình. Và vì thế ta thấy dữ liệu thu thập được bên dưới phản ánh đúng với sự đánh giá vừa được nêu.
Bài khảo sát đã đưa số liệu thể hiện sự cần thiết của việc đọc sách được các bạn đánh giá rất cao,
“thực sự cần thiết” (mức độ 5) chiếm lên đến 60,2% và “cần thiết” (mức độ 4) chiếm 28,8%.Và nêurõ ba lí do chủ yếu mà các bạn chọn đọc sách trong thời kì dịch bệnh COVID-19 là nâng cao trí thức, trau dồi vốn từ ngữ của bản thân và giải trí giảm căng thẳng biểu hiện qua việc số người được khảo sát bình chọn cho ba lí do trên tỉ lệ trung bình 74,4%.
Bên cạnh sự nhận thức về mức độ cần thiết của việc đọc sách, dự án có khảo sát về mức độ hiệu quả của việc đọc sách có áp dụng được vào thực tiễn hay không, kết quả cho thấy các bạn chọn mức 4 “áp dụng” chiếm tỉ lệ cao nhất 47,9% và đứng vị trí thứ 2 được nhiều người chọn nhất lại là mức 3 “bình thường” chiếm 24,7% ( trong khi mức 5 “áp dụng rất nhiều” lại chỉ chiếm 24,2% )
Từ đó, các dữ liệu được phân tích cho ta thấy mặc dù mọi người đều có nhận thức về việc đọc sách là thực sự cần thiết nhưng dường như họ chỉ áp dụng được những kiến thức tiếp thu trong sách một cách tương đối và có thể nói là không mấy hiệu quả. Trong dịch Covid này là một khoảng thời gian lí tưởng để ta có thể học tập thêm nhiều điều mới, thay đổi bản thân để trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn của mình. Vì thế đọc sách là một thói quen tốt giúp cải thiện, nâng cấp bản thân và việc áp
31
dụng chúng vào thực tiễn thì là một kĩ năng hết sức quan trọng, đặc biệt là những bạn trẻ, học sinh, sinh viên còn nhiều triển vọng, tương lai rộng lớn phía trước. Vì vậy chúng ta phải bắt đầu từ bây giờ để hình thành một thói quen tốt.
5.2. Đề xuất giải pháp
Đây là bài khảo sát trên nhiều lứa tuổi, và ta thấy được mọi người đều có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của sách nhưng lại không áp dụng nó một cách hiệu quả. Có lẽ các bạn chưa tìm được cách đọc phù hợp với mình, từ đó mà chúng em đưa ra một số giải pháp cần thiết mà ai cũng có thể áp dụng được nhằm nâng cao sự hiệu quả của việc áp dụng sách vào cuộc sống:
+Cần tìm đến một không gian yên tĩnh hoặc bất cứ nơi nào mà ta có thể hoàn toàn tập trung cao độ cho nội dung của quyển sách.
+Tránh những thứ có thể khiến ta xao lãng như điện thoại, tivi, máy chơi game, máy nghe nhạc..
+ Đọc lướt qua một lần để nắm bắt cuốn sách nói về vấn đề gì, rồi từ từ phân tích và nghiên cứu kĩ hơn về nội dung bên trong nó.
+Trong quá trình đọc, bạn hãy hình dung hay đặt bản thân mình vào câu chuyện đó biến mình thành một nhân vật, điều này sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh hơn về câu chuyện mà tác giả muốn chia sẻ.
+Nếu trong phút giây nào đó, bạn thấy không thể tập trung và đọc hiểu nó bằng mắt, hãy đọc to lên thành tiếng.
+Và chúng ta cũng nên biết dành ra thời gian nghỉ ngơi, theo các bài nghiên cứu khi đọc một quyển sách trong 45 phút chúng ta nên để não thư giãn 15 phút rồi tiếp tục.
+ Bên cạnh đó, ghi chú là một việc hết sức quan trọng, tô đậm những nội dung đặc sắc, bổ ích đối với cá nhân mình.
+Tìm một vài người bạn có cùng sở thích rồi ngồi lại bàn bạc với nhau về nội dung cuốn sách, nó sẽ tạo ra một sự thích thú cho bạn và khiến bạn có động lực tiếp tục đọc sách.
Chúng ta nên tự tạo cho mình một thói quen lành mạnh có thể giúp chúng ta giải tỏa được áp lực cuộc sống, lạc quan hơn, sống khỏe mạnh vượt qua thời kì Covid 19 này, và thói quen đọc sách là một thói quen vô cùng tốt và quan trọng nhưng bên cạnh đó, ta phải áp dụng được kiến thức từ sách vào cuộc sống để việc đọc sách trở nên có ý nghĩa hơn.
32
Tài liêuX tham khảo
Nguyễn Thơm, 2021. Tốc đô ‘đọc trung bình của người Viêt‘Nam – Cải thiên‘ tốc đô,‘Timviec365.vn [online] Tại địa chỉ:
<https://timviec365.vn/blog/toc-do-doc-trung-binh-cua-nguoi-viet-nam-new15516.html> [Ngày truy câp‘ 4/12/2021]
Priyadarshini Mishra, Madhuri Panigrahi, D. Ankit, 2020. Cognition and Alertness in Medical Students: Effects of a Single Night of Partial Sleep Deprivation, Journals.sagepub.com [online] Tại địa chỉ:
<https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/0972753120965083> [Ngày truy câ p‘ 4/12/2021]. Mortimer J.Adler, Charles Van Doren (2017), phần 1: Các phương diên‘ đọc sách, mục 2: Các cấp đô ‘ đọc, Phương pháp đọc sách hiêu‘ quả, NXB Lao đông‘ – Xã hôi‘
33