Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số đơn vị, tổ chức và bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực của TRUYỀN HÌNH QUỐC hội VIỆT NAM (Trang 29)

bài học kinh nghiệm cho Truyền hình Quốc hội Việt Nam

1.7.1. Kinh nghiệm phát triển NNL của một số nước trên thế giới.

1.7.1.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực truyền hình của Trung Quốc Trung Quốc là nước đông dân cư nhất thế giới và có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về nhiều vấn đề bức xúc trong phát triển NNL, lao động việc làm nhưng ở mức độ khác nhau.

Đào tạo và sử dụng có hiệu quả NNL là mục tiêu xây dựng xã hội toàn diện về mọi mặt trong chiến lược phát triển của Trung Quốc. Vốn đầu tư cho phát triển NNL chiếm 15% tổng sản phẩm quốc nội. Ưu tiên cho giáo dục đào tạo trong nước, đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, sửa đổi nội dung chương trình, cải cách nền giáo dục đại học theo các phương hướng đa dạng hóa các cấp đào tạo và các hình thức trường lớp.Đối với lĩnh vực truyền hình, các đơn vị ở Trung Quốc áp dụng phương pháp đó là:

- Tất cả các ứng viên sau khi trúng tuyển đều phải qua đào tạo. Sau quá trình đào tạo nếu ứng viên đạt yêu cầu thì được gửi về từng Hệ, nếu chưa đạt phải đào tạo lại. Ban đầu khi phân về các Hệ nhân viên sẽ được bố trí làm việc căn cứ vào đánh giá trong quá trình đào tạo đồng thời trong các năm tiếp theo sẽ được luân chuyển nhiều vị trí khác nhau để phát hiện sở trường, sau đó sẽ đánh giá và sắp xếp lại nhân lực cho phù hợp trình độ năng lực

- Áp dụng phương pháp chuyên môn hóa nhiệm vụ: Phóng viên, Biên tập viên và MC.

- Tất cả các vị trí công tác quản lý đều phải thi tuyển.

- Xây dựng các gương mặt truyền hình, tạo dựng hình tượng trong lòng khán giả. Các biên tập viên, quay phim bên cạnh được tổ chức tham gia các khoá học đào tạo tại chỗ còn được đào tạo nâng cao tại nước ngoài. Cán bộ, viên chức đi học các lớp ngắn hạn được trợ cấp để không ảnh hưởng đến nguồn thu do bị cắt định mức. Nếu được cử đi học dài hạn hoặc đào tạo nước ngoài sau đó bỏ việc, phải bồi thường hoàn toàn kinh phí đào tạo (kể cả kinh phí tài trợ).

1.7.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực Truyền hìnhQuốc tế Đức (DW). DW được thành lập từ 01/01/2004, là một trong những đơn vị của tổ chức là Trung tâm đào tạo Phát thanh thành lập từ năm 1965. DW đã đào tạo cho hàng nghìn nhà báo của 130 nước, tổ chức các cuộc hội thảo và các kháo học nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tại Born và một số nước băng các thứ tiếng Anh, Pháp Đức, Ý, Tây Ban Nha..vv. Hiện nay Đài quốc tế DW có quan hệ chặt chẽ với hơn 300 Đài truyền hình quốc gia (trong đó có Việt Nam). Đài Quốc tế DW có một công cụ đơn giản nhằm đánh giá năng lực cán bộ trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao và các kỹ năng cần đào tạo thêm để hoàn thành nhiệm vụ đó. Tiêu chí đánh giá như sau:

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có thể tiếp tục duy trì công việc.

- Đối tượng cần đào tạo: Được xét từ các góc độ sau đây: Vị trí chức năng

nhiệm vụ hiện tại, độ tuổi và giới tính, số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đang công tác, các nhiệm vụ chính mà cán bộ đang đảm nhiệm về quản lý chung; về chuyên môn nghiệp vụ; về kỹ năng văn phòng.

Đối với các tiêu chí đánh giá, một người hoàn thành nhiệm vụ được giao có thể cần, hoặc không cần đào tạo thêm. Người có thể duy trì công việc nhưng vẫn cần bổ nhiệm lại, người mới vào chưa đủ kỹ năng cần thiết phải được đào tạo lại chuyên sâu về kỹ năng nghiệp vụ của mình.

1.7.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số đơn vị trong nước.

Để nghiên cứu, tìm hiểu một số bài học và kinh nghiệm phát triển NNL trong nước, tôi đã tìm hiểu một số đơn vị có ảnh hưởng và tác động lớn đến KT-XH Việt Nam hiện nay

1.7.2.1. Kinh nghiệp phát triển nguồn nhân lực của Công ty CP VTC Truyền thông trực tuyến.

Công ty CP VTC Truyền thông trực tuyến là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam – VTC được thành lập năm 2008. Công ty hiện đang là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ số. VTC Online đã nhanh chóng đạt được nhiều thành công trong các lĩnh vực: phát hành game, sản xuất game, mạng xã hội, thanh toán điện tử, đào

tạo công nghệ và nội dung số, giáo dục trực tuyến. Để đạt được thành công như vậy, Công ty đã thực hiện một số biện pháp như sau:

Một, tăng cường trong công tác chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo để tránh sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ

Hai, xây dựng chế độ thưởng, chế độ phạt và đãi ngộ tinh thần. Ba, hoàn thiện chính sách chi trả thù lao, nhuận bút cho NNL.

Bốn, xây dựng cơ chế đào tạo và nguồn kinh phí cho việc đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

1.7.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại Đài Truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh.

Truyền hình là lĩnh vực truyền thông có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi nhân lực cần phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu tại các trường đại học về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cho đến nay, lực lượng lao động của Đài truyền hình TP HCM đã khẳng định được trình độ tiếp cận khoa học công nghệ của mình, cơ bản đã đáp ứng được hầu hết các giai đoạn sản xuất các chương trình truyền hình.

Để có một lực lượng lao động đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng và cơ cấu như hiện nay, Đài Truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh đã thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL đồng thời rà soát và đánh giá đội ngũ NNL từ đó sàng lọc tinh giảm những người không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Hai là, sử dụng các chính sách tuyển dụng, chính sách đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Ba là, xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Phân nhóm các đối tượng cần đào tạo đồng thời có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, khen thưởng các đối tượng tự học tập về nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ bản thân phục vụ tốt các công việc được giao. Liên kết đào tạo với các cơ sở ở nước ngoài để lựa chọn cán bộ đi học nhằm tiếp thu những công nghệ cao.

1.7.3. Bài học, kinh nghiệm rút ra cho phát triển nguồn nhân lực của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt nam ở trên, THQHVN có thể rút ra các bài học sau:

Một là, hiện nay ở Việt Nam lao động tuyển vào làm việc trong cơ quan đơn vị

hầu hết đều phải đào tạo lại (kể cả lao động đã qua đào tạo), dẫn đến mất rất nhiều thời gian, kinh phí gây tốn kém cho cả NLĐ và người sử dụng lao động. Vì vậy, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, chúng ta cần phải chuyên môn hóa nhiệm vụ, xây dựng các gương mặt MC, tạo dựng hình tượng trong lòng khán giả. Kinh nghiệm của Đài Quốc tế Đức (DW) là phải xây dựng các tiêu chí đánh giá để có thể xác định được đối tượng nào cần bổ nhiệm, đối tượng nào cần thiết phải được đào tạo lại chuyển sâu về kỹ năng nghiệp vụ

Hai là, cần đẩy mạnh hơn nữa hình thức liên kết đào tạo giữa các trường đào

tạo địa phương với các trường đào tạo của Trung ương và các trường đào tạo của

nước ngoài. Khuyến khích các trường đào tạo của các nước phát triển mở trung tâm đào tạo tại Việt Nam mời giáo viên, sử dụng các chương trình và nội dung giảng dạy của các nước đó như theo kinh nghiệm của Đài Quốc tế Đức (DW). Mạnh dạn sử dụng lao động trẻ, lao động có sức khỏe, nhiệt tình năng động, có tinh thần sáng tạo, tích cực, dám nghĩ, dám làm, có trình độ, được đào tạo bàn bản, nhất là trong đội ngũ cán bộ, công chức cần thay đổi tư duy sống lâu lên lão làng

Ba là, chính sách đãi ngộ nhân tài là yếu tố quan trọng để đảm bảo và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao. THQHVN cần quan tâm, nghiên cứu đưa ra giải pháp để xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, nhằm duy trì và phát triển NNL có chất lượng cao, đồng thời tránh tình trạng chảy máu chất xám. Tập trung khai thác điểm mạnh của NNL được đào tạo từ nước ngoài, thu hút NNL cao cấp đang làm việc ở các doanh nghiệp khác về làm việc cho ngành với chế độ đãi ngộ cao, đồng thời tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường làm việc thuận lợi để NLĐ phát huy hết sở trường, năng lực của mình trong quá trình công tác. Chính sách này đã làm thay đổi nhận thức của một bộ phận người lao động, đặc biệt là các sinh viên

giỏi ưu tú mới ra trường, những người lao động giỏi mà lâu nay đang làm việc cho khối công ty liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Về chính sách này, THQHVN cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp kiến nghị với Nhà nước và VPQH cần cải cách lại hệ thống tiền lương, nhằm nâng cao mức thu nhập cho NLĐ; đồng thời cần xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ NNL có chất lượng cao trong một số lĩnh vực như: cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công nghệ thông tin, báo chí...

Bốn là, xây dựng kế hoạch công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong những năm qua THQHVN cũng đã quan tâm nhiều đến công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt là công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho NLĐ như tổ chức các lớp “ Kiến thức cơ bản về Quốc hội” cho cán bộ, viên chức mới được tuyển dụng, lớp “Ngôn ngữ hình ảnh và kỹ thuật dựng hình cơ bản cho làm tin, phóng sự” cho phóng viên, biên tập viên ….Tuy nhiên công tác đào tạo của đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa có kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, Truyền hình Quốc hội Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển NNL có chất lượng cao.

Tiểu kết Chương 1

Căn cứ các tài liệu tham khảo của các tác giả cũng như một số tổ chức đã nghiên cứu về công tác phát triển nguồn nhân lực, luận văn nêu ra những lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực như:

 Về nguồn nhân lực, gồm các nội dung: Khái niệm về nguồn nhân lực; Các nhân tố cấu thành nguồn nhân lực; làm rõ vai trò nguồn nhân lực trong ngành truyền hình, các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực ;

 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong ngành phát thanh truyền hình,

gồm: Các yếu tố tác động chủ yếu đến phát triển nguồn nhân lực: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, vi mô; Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ.

 Phân tích kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và trong nước.

Từ những luận cứ trên làm cơ sở để luận văn có hướng tiếp cận với công tác phát triển nguồn nhân lực của THQHVN trong chương tiếp theo.

Chương 2

CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tổng quan về Truyền hình Quốc hội Việt Nam

2.1.1. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2013, thực hiện Nghị quyết số 27/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó quy định rõ cần phải “Xây dựng Kênh truyền hình Quốc hội phù hợp với điều kiện của nước ta”. Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua phương án giao Văn phòng Quốc hội phối hợp với Đài TNVN thành lập Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam. Để triển khai thực hiện chủ trương của Quốc hội và nhiệm vụ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao về việc thành lập Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, trong bối cảnh Văn phòng Quốc hội chưa đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất và kinh nghiệm; do đó, Văn phòng Quốc hội đã trao đổi, làm việc cụ thể với Văn phòng Chính phủ, Ban tuyên giao Trung Ương, Đài TNVN, Bộ thông tin và Truyền thông. Sau khi trao đổi, thống nhất và trên cơ sở đề nghị của Văn phòng Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thống nhất quyết định giao Văn phòng Quốc hội phối hợp với Đài TNVN thành lập Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam đặt tại Đài TNVN tiến tới chuyển giao về VPQH quản lý khi hoạt động ổn định

Truyền hình Quốc hội Việt Nam được phát sóng thử nghiệm từ tháng 10 năm 2014 với tư cách là một series chương trình, kéo dài 2 giờ (từ 06h00 đến 08h00 hằng ngày) trên kênh truyền hình VOVTV của Đài TNVN. Ngày 5 tháng 1 năm 2015, là ngày kênh truyền hình chuyên biệt về Quốc hội Việt Nam phát sóng chính thức đến nhiều cử tri xem đài.

Ngày 28 tháng 7 năm 2017, Văn phòng Chính phủ bao hành Văn bản số 7936/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Thủ tướng chính phủ; theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bàn giao Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Văn phòng Quốc hội quản lý và được đổi tên là Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Sau khi được

tiếp nhận về Văn phòng Quốc hội, Truyền hình Quốc hội Việt nam vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức, đến tháng 01 năm 2018 THQHVN tiếp nhận Cổng Thông tin điện tử Quốc hội từ Vụ thông tin và đến ngày 08 tháng 10 năm 2018 và Truyền hình Quốc hội Việt nam được thành lập thêm 01 đơn vị cấp phòng là Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền thông Đa phương tiện.

Từ lúc thành lập đến nay, THQHVN đã bước đầu ổn định, tập trung tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước mà trọng tâm là các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội , Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và được nhiều cơ quan đánh giá về kết quả hoạt động.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Lãnh đạo Truyền hình Quốc hội Việt Nam

- 01 Tổng giám đốc

- 03 Phó tổng giám đốc phụ trách nội dung - 01 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật

 Các phòng ban

Truyền hình Quốc hội Việt Nam gồm 14 đơn vị cấp phòng cụ thể: - Phòng Kế hoạch – Tài chính; - Phòng Tổ chức – Hành chính - Tổng hợp; - Phòng Thời sự; - Phòng Văn nghệ - Giải trí; - Phòng Khai thác; - Phòng Quốc tế;

- Phòng Điều phối và hợp tác với 63 tỉnh thành; - Phòng Thư ký – Biên tập;

- Phòng Chuyên đề; - Phòng Kỹ thuật I; - Phòng Kỹ thuật II;

- Phòng Đạo diễn hình ảnh – Quay phim; - Cổng thông tin và điện tử Quốc hội;

- Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền thông đa phương tiện.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Vị trí, chức năng

Truyền hình Quốc hội Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc VHQH; thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền các vấn đề thời sự; các hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; thông tin, phổ biến kiến thức về hệ thống chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực của TRUYỀN HÌNH QUỐC hội VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)