động sản trên cả nước13.
Thứ hai, pháp luật về môi giới trong 2 lĩnh vực này còn nhiều điểm cần xem xét; đây cũng là vấn đề được báo chí và các doanh nghiệp rất quan tâm, bởi trong thời gian qua, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có những biến động mạnh.
2.2.2 Tình hình hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực chứngkhoán khoán
2.2.2.1 Các quy định của pháp luật về hoạt động MGTM trong lĩnh vực chứng khoán tương đối đầy đủ
Luật chuyên ngành trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam hiện nay bao gồm Luật chứng khoán năm 2006 và các văn bản dưới luật do Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các cơ quan chức năng ban hành.
Có rất nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán năm 2006. Trong đó, đáng chú ý nhất và liên quan trực tiếp đến hoạt động MGCK là các văn bản sau:
Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Nghị định 36/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán;
Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành Quy chế hành nghề chứng khoán;
13 Theo website Mạng các Sàn giao dịch bất động sản Việt Nam, http://www.sanbatdongsan.net.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/Thong-
bao/Cac_don_vi_dang_ky_tham_gia_san_giao_dich_bat_dong_san-
Quyết định số 126/2008/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán” ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC.
Tuy nhiên, không có văn bản dưới luật nào được ban hành riêng để quy định về hoạt động MGCK. Những quy định về MGTM trong lĩnh vực chứng khoán xuất hiện lẻ tẻ trong các văn bản nêu trên.
2.2.2.2 Khái niệm về MGCK được quy định rõ ràng trong Luật đã tạo điều kiện cho hoạt động MGCK phát triển
Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện việc mua, bán chứng khoán cho khách hàng (khoản 20, Điều 6, Luật chứng khoán năm 2006). Như vậy, công ty chứng khoán (CTCK) là đối tượng duy nhất được phép tiến hành hoạt động môi giới chứng khoán.
Luật chứng khoán năm 2006 và các văn bản dưới luật cũng đưa ra những quy định về điều kiện để CTCK được kinh doanh nghiệp vụ MGCK (xem Điều 59 và Điều 62 của Luật này). Đáng chú ý nhất là hai điểm sau:
Vốn pháp định đối với nghiệp vụ kinh doanh môi giới chứng khoán là 25 tỷ đồng Việt Nam (điểm a, khoản 1, Điều 18, Nghị định số 14/2007/NĐ- CP);
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh MGCK phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán (điểm c, khoản 1, Điều 62, Luật chứng khoán năm 2006).
Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng được 5 điều kiện sau đây (Điều 79, Luật chứng khoán năm 2006 và Điều 4, Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC):
Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
Chưa từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc đã chấp hành xong quyết định xử phạt sau 01 năm, trong trường hợp bị xử phạt;
Có trình độ đại học trở lên;
Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp;
Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Người được cấp Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được hành nghề môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán (khoản 1, Điều 17, Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC).
Theo khoản 1, Điều 81 Luật chứng khoán năm 2006, người môi giới chứng khoán không được:
Đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nơi mình đang làm việc;
Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khác;
Đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết.
Luật cũng quy định rõ các hành vi bị cấm khác đối với người người hành nghề MGCK (Điều 9, Luật chứng khoán năm 2006).
Trên đây là những quy định chung nhất của pháp luật đối với hoạt động MGCK. Ngoài ra còn rất nhiều quy định chi tiết khác, bởi pháp luật về chứng khoán khá phức tạp.
2.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động MGCK ngày càng được chú trọng
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty chứng khoán được quy định chi tiết tại khoản 1, Điều 3, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ban hành quy chế tổ chức và hoạt động CTCK. Theo đó, CTCK cần có trụ sở thỏa mãn 4 điều kiện sau để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán:
Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu một năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m2;
Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng; thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán; trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng; hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán;
Hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; Có hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc.
Về cơ bản, cơ sở vật chất kỹ thuật của các công ty chứng khoán bao gồm: sàn giao dịch, hệ thống mạng lưới hoạt động, hệ thống máy tính, hệ thống thông tin. Cơ sở vật chất này cũng được sử dụng để phục vụ hoạt động MGCK.
Cơ sở vật chất kỹ thuật càng được chú trọng đặc biệt kể từ khi các CTCK tham gia vào cuộc đua cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Theo yêu cầu của UBCKNN, để được triển khai phương thức giao dịch trực tuyến, hệ thống máy tính của CTCK phải kết nối trực tiếp với hệ thống của HNX hoặc HOSE và ngân hàng theo thời gian thực (điểm 5.2.5, Thông tư số 50/2009/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán). Để đáp ứng yêu cầu trên, các CTCK không còn cách nào khác ngoài
đầu tư cho hạ tầng CNTT, tìm kiếm các giải pháp quản lý và cung cấp dịch vụ hiện đại nhằm nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ hoạt động MGCK.
2.2.2.4 Nguồn nhân lực cho hoạt động MGCK ngày càng được cải thiện
Tại thời điểm năm 2007, nhân lực môi giới chứng khoán bị đánh giá là “đã thiếu lại còn yếu” (theo ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng – Trưởng đại diện UBCKNN tại Tp. HCM)14. Qua ba năm, chất lượng nguồn nhân lực môi giới trong lĩnh vực chứng khoán ít nhiều đã được nâng cao, nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu.
Thứ nhất, nhân sự trong bộ phận môi giới chứng khoán thường xuyên biến động, đòi hỏi các CTCK liên tục đăng tin tuyển dụng.
Theo ông Nguyễn Miên Tuấn, tổng giám đốc CTCK Rồng Việt, bộ phận môi giới và dịch vụ chiếm đến 40% nhân sự công ty chứng khoán, cũng là bộ phận dễ biến động nhất15. Điều này được lí giải bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất, có nhiều lời mời hấp dẫn từ các CTCK khác nhau nên nhân viên môi giới thường “nhảy việc” nhằm tìm kiếm chế độ đãi ngộ tốt hơn. Thứ hai, khi thị trường sôi động, các CTCK có nhu cầu tuyển dụng số lượng nhân viên lớn. Tuy nhiên, khi thị trường khủng hoảng, các CTCK thường thực hiện chính sách giảm lương hoặc cắt giảm nhân sự rất mạnh mẽ16.
Thứ hai, chất lượng của nguồn nhân lực môi giới trong lĩnh vực chứng khoán chưa cao, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các CTCK.
Nhân viên môi giới chứng khoán được đào tạo theo chương trình của UBCKNN. Cá nhân muốn làm việc trong lĩnh vực MGCK phải có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán (khoản 1, Điều 4, Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC). Để được cấp chứng chỉ trên, cá nhân cần có các chứng chỉ chuyên môn, bao gồm:
14
Nhân lực chứng khoán: hiếm từ đầu vào (2007), 02/03/2007, truy cập ngày 22/03/2010, http://vietnamnet.vn/giaoduc/chuyengiangduong/2007/03/668762/ .
15
Vẫn khát nhân lực chứng khoán (2010), 05/02/2010, truy cập ngày 22/03/2010, http://vneconomy.vn/2010020503383539P0C5/van-khat-nhan-luc-chung-khoan.htm .
16Nhân lực chứng khoán: hiếm từ đầu vào (2007), 02/03/2007, cập ngày 23/03/2010, http://vietnamnet.vn/giaoduc/chuyengiangduong/2007/03/668762/.
Chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán;
Chứng chỉ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Các chứng chỉ nói trên thể hiện các nhân viên MGCK được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, kĩ năng môi giới từ lý thuyết đến thực tế vẫn còn là một khoảng cách lớn. Nhân viên môi giới tại các CTCK thường là những người tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính – tài chính ngân hàng, chứng khoán, luật. Chứng khoán là một ngành học còn mới mẻ, do nhiều nguyên nhân nên chất lượng đào tạo chưa cao, khiến cho các CTCK gặp khó khăn trong việc tuyển nhân sự phù hợp với yêu cầu17.
Như đã nói ở trên, nhân viên có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được phép tiến hành nghiệp vụ môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán. Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, Trưởng phòng môi giới CTCK ACB (ACBS), phần lớn nhân viên môi giới ở Việt Nam vẫn là “người môi giới thụ động”18. Nghĩa là, người môi giới thường chỉ đơn thuần thực hiện công việc nhận và nhập lệnh, chưa tư vấn được cho nhà đầu tư về việc nên mua, bán loại chứng khoán nào, vào thời điểm nào.
Bất chấp những hạn chế nêu trên, vai trò và năng lực của người môi giới chứng khoán đang ngày càng được xã hội thừa nhận. Điều này được thể hiện ở sự gia tăng liên tục của số lượng tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam (xem Phụ lục 2), quy mô giao dịch chứng khoán ngày càng lớn (xem Phụ lục 3), và thể hiện ở thu nhập của người MGCK.
17 Nhân lực chứng khoán: hiếm từ đầu vào (2007), 02/03/2007, truy cập ngày
10/03/2010, http://www1.vietnamnet.vn/giaoduc/chuyengiangduong/2007/03/668762/ .
18 Môi giới chứng khoán: Nghề không trải hoa hồng (2007), 17/05/2007, truy cập ngày 22/03/2010 http://vietbao.vn/Kinh-te/Moi-gioi-chung-khoan-Nghe-khong-trai-hoa-
Tại thời điểm hiện nay, môi giới chứng khoán là một nghề mang lại thu nhập cao. Thu nhập của người MGCK bao gồm: lương do CTCK trả, hoa hồng và tiền thưởng từ CTCK hoặc khách hàng, lợi nhuận do chính bản thân người môi giới tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán19. Nghĩa là, nhân viên MGCK được hưởng lương cố định từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng (với CTCK lớn), 4 đến 5 triệu đồng/tháng (với CTCK nhỏ), và được thưởng trên doanh thu MGCK theo định mức được giao. Tại CTCK Kim Eng Việt Nam, nhân viên môi giới có mức thu nhập chính thức từ 30 đến 40 triệu đồng/tháng không phải là hiếm; người có lượng khách hàng trung bình cũng có thể đạt mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng20.
2.2.2.5 Phí môi giới chứng khoán đã được quy định chi tiết
Theo thông tư số 02/2000/TT-UBCK (sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 01/2000/TT-UBCK hướng dẫn thu phí đối với khách hàng của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán), phí môi giới của các CTCK lúc đầu là 0,5% trên tổng giá trị giao dịch được sửa lại thành mức phí trần là 0,5% trên tổng giá trị giao dịch đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và 0,15% trên tổng giá trị giao dịch đối với trái phiếu.
Trên thực tế, mức phí môi giới của các CTCK rất linh hoạt, thường nằm trong khoản từ 0,15% đến 0,4% tổng giá trị giao dịch chứng khoán. Mức phí ưu đãi được áp dụng với nhà đầu tư có khối lượng giao dịch lớn. Đối với các giao dịch nhỏ, mức phí dao động xung quanh mốc 0,4%.
Do pháp luật không quy định mức phí sàn, mức phí môi giới ở các CTCK rất khác nhau. Khi CTCK mới ra đời, hoặc khi thị trường chứng khoán đi xuống, các công ty có thể giảm mức phí môi giới xuống rất thấp, hay thậm chí là miễn phí để thu hút khách hàng. Giải pháp này được rất nhiều CTCK áp
19 Nghề môi giới chứng khoán hái ra tiền (2009), 29/09/2009, truy cập ngày 23/03/2010, http://atpvietnam.com/vn/thuctechoick/39347/index.aspx .
20 Nghề môi giới chứng khoán hái ra tiền (2009), 29/09/2009, truy cập ngày 23/03/2010, http://atpvietnam.com/vn/thuctechoick/39347/index.aspx .
dụng trong năm 2008 – một năm khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bảng 5: Phí môi giới chứng khoán đã niêm yết của một số CTCK (thời điểm tháng 03/2010)
Tên CTCK Tổng giá trị giao dịch trong ngày (đơn vị: Mức phí VNĐ)
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
Dưới 50 triệu 0,4%
Từ 50 triệu đến dưới 150 triệu 0,35% 1. CTCK NH TMCP Ngoại thương (VCBS)
Từ 150 triệu đến dưới 300 triệu 0,3% Từ 300 triệu đến dưới 500 triệu 0,25%
Từ 500 triệu trở lên 0,2%
Trái phiếu Tối đa 0,25%
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
Dưới 100 triệu 0,35%
Từ 100 triệu đến dưới 300 triệu 0,3% 2. CTCP chứng khoán Tp. HCM (HSC)
Từ 300 triệu đến dưới 500 triệu 0,25%
Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ 0,2%
Từ 1 tỷ trở lên 0,15%
Trái phiếu 0,15%
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
Dưới 500 triệu 0,3%
3. CTCP chứng khoán Kim Eng Việt Nam
Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ 0,2%
(KEVS)
Từ 1 tỷ trở lên 0,15%
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
Dưới 50 triệu 0,4%
Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 0,35% 4. CTCP chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu 0,3%
Từ 500 triệu trở lên 0,25%
Trái phiếu 0,05% -
0,15% Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
Dưới 100 triệu 0,4%
Từ 100 triệu đến dưới 400 triệu 0,35% Từ 400 triệu đến dưới 700 triệu 0,3%
Từ 700 triệu đến dưới 1 tỷ 0,25% 5. CTCP chứng khoán An Bình (ABS) Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ 0,2% Từ 3 tỷ trở lên 0,15% Trái phiếu Dưới 100 tỷ 0,03% Từ 100 tỷ trở lên 0,025%
Nguồn: Tổng hợp từ website của các CTCK nói trên.
2.2.2.6 Những yếu kém trong hoạt động MGCK ở Việt Nam
Trong hoạt động MGCK trên thị trường tập trung ở Việt Nam, chúng ta thường gặp những sai phạm như sau:
Thứ nhất, các công ty chứng khoán không công bố thông tin kịp thời, đầy đủ cho khách hàng.
Thứ hai, các CTCK “làm giá” cổ phiếu. Trong những phiên ảm đạm của thị trường, các nhà đầu tư có vốn lớn dùng nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán để gom cổ phiếu của các công ty nhỏ, vốn ít, tính thanh khoản
thấp. Trong những phiên hồi phục của thị trường, CTCK đưa các lệnh mua giả vào hệ thống với lệnh mua giá trần, ATO và ATC; tạo nên lượng dư mua rất