2. Thực trạng công tác quản trịcungứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ
2.1.3 Đặc điểm thịtrường nguyên vật liệu hàng may mặc
-Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam quý I/2018ước đạt 7,62 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳnăm 2017. Trong đó, xuất khẩu may mặc đạt 5,98 tỷUSD, tăng 12,49%, xuất khẩu vải đạt 335 triệu USD, tăng 20,5%, xuất khẩu vải không dệt đạt 129 triệu USD, tăng 10,26%, xuất khẩu nguyên vật liệuđạt 272 triệu USD, tăng 16,68%. Tuy nhiên nguồn vải cho may xuất khẩu chủyếu là nhập khẩu (chiếm trên 80% nhu cầu, trong đó Trung Quốc chiếm 50% tổng giá trị, Hàn Quốc: 18%, Đài Loan: 15%). Việc nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu sẽkhiến ngành dệt may bịphụthuộc vào
thịtrường nguyên liệu giá cảbấp bênh vì thayđổi từng ngày theo giá thếgiới.
-Ngành dệt may Việt Nam có sựmất cân đối trong phát triển sản xuất dệt nhuộm. Nhiều máy móc thiết bị đã sửdụng trên 20 năm, năng suất chỉbằng 30% nếu so với Trung Quốc. Tương tựnhư sợi, chất lượng vải trong nước còn thấp, khó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân chủyếu là do mâu thuẫn trong chính sách và thiếu chuỗi cungứng trong nước đểhỗtrợcác ngành cùng phát triển.
-Nguồn nguyên liệu đápứng cho nghành dệt may có hai nguồn chính: nguồn từ trong nước, nguồn nhập từnước ngoài, tuy nhiên chất lượng của các nguồn này lại không đều nhau. Vềcơ bản vật liệu nội địa có thể đápứng đủnhưng nguyên liệu nội địa chưa thể đápứng nhu cầu sản xuất,đặc biệt do yêu cầu vềthành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên vật liệu của Việt Nam chưa đápứngứng được tất cảnên phải nhập từnước ngoài. Đây là một trong những lý do chúng ta phụthuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nước ngoài.
-Đại diện hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, hạn chếvềcungứng nguyên vật liệu tại thịtrường trong nước thực sựlà khó khăn lớn của ngành dệt may, nhất là khi thời điểm hiệp định đối tác kinh tếxuyên Thái Bình Dương (TPP) đãđược ký kết. Bởi, khi tham gia TPP, để được hưởng ưu đãi vềthuế, các doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc xuất xứtừkhâu sợi, vải mà ngành dệt may Việt Nam lại đang yếu nhất khâu này.
-Đểcó thểtận dụng được hiệu quảvềmức thuếthấp nhất của TPP thì theo quy định của TPP, nếu muốn được hưởng thuếsuất 0%, thay cho mức bình quân 17,3% như hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trong nước phải sửdụng nguyên liệu do chính
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn
67
SVTH: Lê Thị Thúy Diễm
mình sản xuất ra hoặc sửdụng nguyên liệu từcác nước là thành viên của TPP. Trong khi đó, hầu hết nguyên liệu sợi, vải phục vụcho ngành dệt may Việt Nam phải nhập từ nước ngoài, phần lớn là từTrung Quốc (không phải là thành viên của TPP) hay các thị trường ngoài TPP như Hàn Quốc,Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan…Do đó, nếu không sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hoặc các nước trong TPP thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể được hưởng ưu đãi vềthuếquan khi xuất khẩu hàng sang Mỹvà các nước trong TPP.
-Dù đã có nhiều nỗlực trong việc gia tăng đầu tư, kêu gọi các nguồn lực trong và ngoài nước bỏvốn vào các dựán sản xuất NVL, nhưng nguồn cung trong nước vẫn chưa thể đápứng được nhu cầu. Một khi đầu tư cho khâu nguyên vật liệu còn yếu, nguồn cung hạn chế, thì doanh nghiệp dệt may trong nước sẽcònđương đầu với vô vàn khó khăn xung quanh câu chuyện nhập khẩu nguyên vật liệu hàng may mặc.