7. Cơ cấu của luận án
2.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Với bản chất đƣợc quyết định bởi sự di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, lao động, vốn và công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang có những tác động nhất định đối với mỗi nền kinh tế nói chung, tới công tác quản lý thuế nói riêng. Tham gia hội nhập cũng có nghĩa là mỗi quốc gia phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung về thuế và quản lý thuế; đồng thời, sự hội nhập kinh tế làm cho cơ sở tính thuế và ĐTNT đa dạng, phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn so với một nền kinh tế đóng. Vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhân tố khách quan quan trọng có ảnh hƣởng tới yêu cầu về quy mô của bộ máy quản lý cũng nhƣ trình độ của cán bộ quản lý thuế TNCN, đòi hỏi pháp luật quản lý thuế TNCN phải điều chỉnh cho phù hợp.
Pháp luật thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế TNCN nói riêng ở mỗi quốc gia bao giờ cũng đƣợc xây dựng trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của chính quốc gia đó. Tuy nhiên, do tác động của xu thế phát triển là cần mở cửa hợp tác và hội nhập kinh tế toàn cầu, các quốc gia muốn phát triển không thể đóng cửa, biệt lập với thế giới bên ngoài. Để mở rộng hợp tác kinh tế với các quốc gia, hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, các nƣớc đều phải nỗ lực điều chỉnh chính sách, pháp luật của quốc gia mình cho phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của pháp luật quốc tế. Khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các quốc gia đều đƣa ra cam kết của mình với các tổ chức kinh tế quốc tế mà mình là thành viên. Để thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế, các quốc gia phải sửa đổi, hoàn thiện pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cam kết đó. Hơn nữa, pháp luật thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế TNCN nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn của quốc gia, thu hút nguồn vốn đầu tƣ và lao động có trình độ cao. Với yêu cầu này, pháp luật quản lý thuế
TNCN ở nƣớc ta cần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đồng thời nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam ngang tầm với các nƣớc tiên tiến trong khu vực.
Trong lĩnh vực quản lý thuế TNCN, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những vấn đề mang tính đặc thù. Trƣớc hết là những cam kết về thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO và các khu vực tự do thƣơng mại (FTA) đã tác động mạnh mẽ tới nội dung của toàn bộ hệ thống pháp luật thuế [7]. Công tác quản lý thuế với bản chất là quan hệ hành chính giữa CQT và các ĐTNT, là phƣơng tiện để thực hiện trên thực tế các nội dung về cam kết hội nhập của từng sắc thuế. Do đó, trong cam kết quốc tế, tuy không đề cập trực tiếp tới vấn đề quản lý thuế nhƣng những cam kết về thuế, chính sách thƣơng mại, đầu tƣ, về minh bạch hoá… lại đòi hỏi những yêu cầu hết sức cụ thể đối với công tác quản lý thuế. Chẳng hạn nhƣ yêu cầu về tính công khai, minh bạch trong quản lý thuế. Hay việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015 vừa qua, lao động tay nghề cao thuộc 8 lĩnh vực dịch vụ sẽ đƣợc tự do di chuyển trong khối AEC. Có lao động du nhập đồng nghĩa các thu nhập phát sinh tại nƣớc sở tại tiếp nhận lao động và nƣớc xuất xứ lao động càng trở nên phức tạp, đặt ra bài toán khó cho công tác quản lý thu nhập và quản lý thuế TNCN vì pháp luật của Việt Nam và các nƣớc trong khối ASEAN về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN có rất nhiều điểm khác biệt [2],[20].
Bên cạnh các đòi hỏi nhƣ trên, tác động của việc thực thi các cam kết thuế cũng đòi hỏi công tác quản lý thuế phải đƣợc tiếp cận theo hƣớng góp phần vào ổn định nguồn thu ngân sách trong điều kiện số thu của một số sắc thuế gián thu đã và đang giảm sút trong thời gian trƣớc mắt. Thiếu những công cụ pháp lý đầy đủ, toàn diện, hệ thống trong công tác quản lý thuế là nguyên nhân cơ bản của tình trạng gian lận thuế, lẩn tránh nghĩa vụ thuế xuất hiện khá phổ biến. Nếu hiện tƣợng này đƣợc khắc phục thì chắc chắn nguồn thu ngân sách sẽ ổn định. Hay việc giảm nguồn thu từ thuế gián thu có nên dùng thuế trực thu nhƣ thuế TNCN để bù đắp hay không cũng là một bài toán khó cho chính sách thuế quốc gia [13], [23].
Trong điều kiện nƣớc ta đang xây dựng và hoàn thiện các thể chế của nền kinh tế thị trƣờng thì việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý thuế TNCN cần thiết phải tham khảo, tiếp thu có chọn lọc pháp luật quản lý thuế TNCN của các nƣớc tiên tiến
trên thế giới nhằm đảm bảo pháp luật quản lý thuế TNCN của Việt Nam nhanh chóng tiếp cận đƣợc chuẩn mực quản lý thuế TNCN của quốc tế, đồng thời bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam, đó cũng là một hình thức hội nhập về pháp luật [28].