Khái niệm lo âu học đường của họcsinh Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Lo âu học đường của học sinh trung học cơ sở thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 33)

Từ các định nghĩa lo âu, lo âu học đường, học sinh trung học cơ sở, chúng tôi tổng hợp và đưa ra khái niệm về lo âu học đường của học sinh trung học cơ sở như sau: Lo âu học đường của học sinh trung học cơ sở là trạng thái cảm xúc lo lắng, căng thẳng liên quan đến việc học tập cụ thể như áp lực học tập, đánh giá của thầy cô, các mối quan hệ đồng đẳng, kỳ vọng của bản thân và cha mẹ về học tập, trạng thái cảm xúc này kéo dài trong một khoảng thời gian và lặp đi lặp lại,gây khó khăn cho học sinh trong học tập, trong cuộc sống hằng ngày.

Năm 1999, Cassidy T đã tiến hành nghiên cứu nguyên nhân gây ra căng thẳng lo âu ở học sinh trung học phổ thông, kết quả của nghiên cứu cho rằng, các kỳ kiểm tra, điểm số, lo lắng cho tương lai, lựa chọn nghề nghiệp, các vấn đề ôn thi, khối lượng kiến thức quá tải, sự kỳ vọng của gia đình và bạn thân là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng lo âu căng thẳng của học sinh. [15]

Tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2008) trong nghiên cứu của mình cho rằng nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu phần lớn là do nhóm

nguyên nhân liên quan đến gia đình (chủ yếu liên quan đến kinh tế gia đình chiếm 68.89%), nhóm liên quanđến học tập (chủ yếu liên quan đến yếu tố phải thi đậu đại học chiếm 96.7%), nhóm liên quan đến cá nhân học sinh (chiếm 98.9% yếu tố liên quan đến cảm thấy thua kém bạn bè), nhóm liên quan đến các mối quan hệ xã hội (chiếm 28.9% liên quan đến mâu thuẫn với bạn bè). [6]

1.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến lo âu học đường của học sinh Trung học cơ sở

1.3.1. Yếu tố khách quan

Những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến học sinh chủ yếu liên quan đến gia đình, nhà trường và xã hội cụ thể như:

Về các yếu tố trong môi trường gia đình: Sự kì vọng của cha mẹ

ông bà về thành tích học tập của con mình quá cao, làm cho các em phải gồng mình cố gắng hoàn thành tốt nhất việc học tập cũng như các hoạt động khác mà cha mẹ yêu cầu. Nó là một trong nhiều yếu tố làm cho các em căng thẳng và lo âu.

Bên cạnh đó phương pháp chăm sóc, giáo dục con không phù hợp, tỷ lệ thời gian giữa học tập và vui chơi giải trí của các em không cân bằng, học quá nhiều dường như các em không có thời gian để chơi, để giải tỏa căng thẳng, kèm theo hình thức vui chơi của các con không phù hợp, hiện nay phần lớn các em xem tivi, điện thoại mà không có các hoạt động vui chơi thể chất như đá banh, bơi lội...

Gia đình giao phó con mình cho nhà trường, không quan tâm đến cảm xúc của con. Phần lớn bậc làm cha làm mẹ hiện nay không lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, hoặc lắng nghe nhưng không đáp trả tích cực, chính vì vậy, mà hai thái cực luôn luôn không cân bằng, các

em thường sẽ không chia sẽ với cha mẹ về vấn đề học tập vì các em cho rằng nói nhưng sẽ không giải quyết được.

Trong gia đình thường có nhiều sự xung đột như các thành viên trong gia đình xung đột ngôn ngữ, dẫn đến tình trạng xây xát về mặt thể chất, tình trạng cha mẹ ly hôn hoặc sống ly thân, chuyển nhà…

Về các yếu tố trong môi trường nhà trường: Tính đến thời điểm hiện

tại hầu hết các trường học từ cấp 2 đến đại học ở Việt Nam chưa có phòng và nhân sự chuyên trách tham vấn học đường, hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất đối phó nhằm phục vụ công tác kiểm tra giám sát, rất nhiều trường cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạyvẫn còn thiếu thốn, nhân sự chuyên trách về tâm lý học đường vẫn còn yếu về công tác chuyên môn, phần lớn chuyên viên tâm lý học đường hiện nay đều phải kiêm nhiệm nhiều hoạt động như công tác đoàn đội, công tác giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm.

Thực tế, tại Thành phố Thủ Đức đã có nhiều hoạt động cũng như hình thức sinh hoạt đa dạng về tham vấn học đường như trả lời tư vấn qua điện thoại, email, lồng ghép các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, giới tình... đã phần nào phát hiện kịp thời các vấn để sức khỏe tầm thần và thể chất của các em học sinh. Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được đi sâu vào nội dung tham vấn cho các em, chưa được đầu tư phát triển mạnh mẽ, các trường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn tài liệu, về chuyên môn cũng như không có giáo viên chuyên trách tham vấn.

Chính sách đãi ngộ cho chuyên viên tham vấn còn thấp, chưa tương xứng với năng lực, nên các nhà trường hầu hết không thu hút được

nguồn nhân lực giỏi. Tại thành phố Thủ Đức các hoạt động tư vấn học đường cũng đang phát triển mạnh song vẫn chưa đáo ứng được hết nhu cầu tham vấn của các em ngày càng đa dạng, nhưng trường hợp phòng tham vấn không đáp ứng được nhu cầu đó có thể do chuyên môn, có thể do thiếu cơ sở vật chất. Chính vì vậy, nhiều tình huống tâm lý đáng tiếc xảy ra ở học sinh mà nhà trường và gia đình không xử lý kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Các hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh chưa thực sự mang lại hiệu quả, nó chỉ mang tính chất đối phó hoặc chỉ để hoạt động hình thức. Trẻ bị bạo lực bắt nạt học đường, việc học ở trường quá dễ hoặc quá khó với kiến thức của các em, phương pháp giảng dạy của giáo viên không phù hợp, chuyển trường chuyển lớp thay đổi giáo viên làm cho trẻ không thích nghi kịp thời, cường độ học tập cao, kiến thức quá nhiều, trẻ có sử dụng một số chất kích thích.

Về các yếu tố trong môi trường xã hội: Xã hội có những tác động tiêu cực lên gia đình và nhà trường, gián tiếp tác động đến tâm lý của các em gây ra tình trạng lo âu căng thẳng.

1.3.2. Yếu tố chủ quan

Chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các em. Các em bị mất gốc, mất năng lực học tập hoặc đã từng trải qua một tình huống thất bại nào đó trong học tập và bị bạnbè chê cười, cha mẹ đay nghiến. Các em có những mâu thuẫn với người lớn, giáo viên và bạn bè đồng trang lứa.

Vấn đề phát triển các đặc điểm tâm sinh lý như dễ khóc dễ cười hay giận hờn, quá nhạy cảm, nhút nhát và tự ti, sự tự ý thức, tự đánh giá và lòng tự trọng của các em ngày càng phát triển mạnh, nếu như người lớn hành xử không phù hợp làm cho các em bị tổn thương, cũng dẫn tới tình trạng lo âu căng thẳng ở các em.

Khi thay đổi vị trí, hoàn cảnh xã hội như chuyển trường chuyển nhà mà các em không có sự chuẩn bị tâm lý trước dẫn đến áp lực căng thẳng lo âu xuất hiện.

Kiến thức, kinh nghiệm cá nhân đang được tích lũy dần, việc thành công trong vấn đề học tập cũng như sinh hoạt cuộc sống hằng ngày mức độ thích nghi của các em cao, sự đồng cảm, tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp cho các em có khả năng tự nhìn nhận vấn đề một cách thấu tình đạt lý hơn, khách quan hơn, có nhiều phương án xử lý hơn, vị trí của các em trong các mối quan hệ xã hội thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.

Các em có một số bệnh thực thể như bệnh lý về da liễu, tâm thần kinh... cũng được xem là nguyên nhân gây nên lo âu.

Tiểu kết Chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về lo âu học đường của học sinh trung học cơ sơ, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu lo âu học đường là rất cần thiết trong tình hình công nghệ 4.0 ngày càng phát triển như hiện nay. Từ các quan điểm khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều đưa ra một kết luận chung, nếu lo âu diễn ra trong một thời gian kéo dài nó sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của mọi người nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng, nó được biểu hiện qua các mặt như nhận thức, hành vi, cảm xúc, và thể chất.

Trong chương 1 này, chúng tôi đưa ra một số khái niệm công cụ như: rối loạn lo âu, lo âu học đường, đồng thời, đưa ra một số biểu hiện của lo âu và cách phân loại chẩn đoán về rối loạn lo âu.

Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến lo âu học đường của học sinh trung học cơ sở, việc xác định này là cơ sở quan trọng nhằm giúp các em học sinh có sự lựa chọn các biện pháp hợp lý khắc phục

Chương 2

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Bài nghiên cứu học sinh trung học cơ sở lớp 6 đến lớp 9, tuổi giữa 11 và 12 đến giữa 14 và 15 tuổi trên 3 trường trung học cơ sở Lương Định Của, An Phú, Hưng Bình ở Thành phố Thủ Đức.

2.1.1.1. Thông tin cơ bản về trường trung học cơ sở Lương Định Của

Trường THCS Lương Định Của được thành lập năm 2007-2008 tại Phường An Phú, Quận 2. Đến năm 2011-2012, tường xây dựng lại tại số 2 Lê Hiến Mai, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2. Trường tại cơ sở mới được xây dựng với điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi để đạt chuẩn quốc gia: Khuôn viên thoáng nhiều cây xanh, cổng tường rào kiên cố đúng qui định. Tổng diện tích sàn xây dựng 10.399m2. Hệ thống giao thông nội bộ và sân bãi ngoài trời: Sân trường: Diện tích 1.470m2.

Trường đặt tại địa điểm thoáng mát, yên tĩnh, an ninh trật tự tương đối tốt, môi trường sư phạm lành mạnh giúp cho việc học tập của Hs và giảng dạy của giáo viên đạt kết quả tốt. Trường THCS Lương Định Của đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2012-2017, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1 năm 2015. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên có trình độ, giàu kinh nghiệm góp phần tạo điều kiện giúp cho các em học sinh có được môi trường học tập, vui chơi tốt nhất. Với các

mục tiêu cụ thể: tiếp tục đăng ký trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 năm 2017-2022, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng được nhà trường chú trọng, cuối mỗi đợt bồi dưỡng đều tổ chức thi, xét chọn và có khen thưởng kịp thời đối với học sinh có thành tích cao. Do đó, số học sinh giỏi đứng đầu Quận. Trường luôn hướng đến giáo dục toàn diện, mỗi năm số học sinh giỏi tăng.

2.1.1.2. Thông tin cơ bản về trường trung học cơ sở An Phú

Trường THCS An Phú địa chỉ tại số 589C An Phú, phương An Phú. Quận 2 nay là TP Thủ Đức. Trường được thành lập từ năm 1972, với phương châm giáo dục toàn diện, chú trọng đào tạo kiến thức, kĩ năng, đạo đức cho học sinh.

2.1.1.3. Thông tin cơ bản về trường trung học cơ sở Hưng Bình

Trường THCS Hưng Bình địa chỉ số 819 Nguyễn Xiển ,KP Long Hòa, P.Long Thạnh Mỹ, Quận 9, nay là Tp. Thủ Đức, với tổng diện tích 17,780,3m2. Được thành lập từ năm 1997, cùng với năm thành lập Quận 9, đến nay nhà trường đã có những thành tích đáng kể trong công tác dạy và học. Năm học 2016 - 2017 trường THCS Hưng Bình được xây dựng mới tại số 79, đường 30, KP Long Hòa, P.Long Thạnh Mỹ, Quận 9 và được đưa vào sử dụng từ năm học 2018 – 2019 trường được đưa vào sử dụng. Tổng số học sinh là 1290 em. Để tạo được môi trường dạy và học tốt cho thầy và trò, nhà trường chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục. Năm học 2020 - 2021 trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Hiện trường có 59 CB – GV – CNV và hơn 1370 học sinh gồm các khối 6,7,8,9. Ban Giám hiệu đều trên chuẩn . Có 43

GV trên chuẩn đạt 93.47%, 02 GV đạt chuẩn đạt 4.35% và 1 GV chưa chuẩn. Trường THCS Hưng Bình trong nhiều năm qua luôn có học sinh giỏi cấp Quận và cấp Thành phố. Trường luôn đạt danh hiệu lao động Tiên tiến.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng đề tài và lựa chọn khách thể nghiên cứu là học sinh cấp 2 ở 3 trường trung học cơ sở bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:

Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ học sinh, phân theo khối lớp, học lực, giới tính Đặc điểm khách thể Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 24 36,9 Nữ 41 63,1 Khối lớp Lớp 6 15 23,1 Lớp 7 10 15,4 Lớp 8 31 47,7 Lớp 9 9 13,8 Học lực Xuất sắc 9 13,8 Giỏi 38 58,5 Khá 15 23,1 Trung bình 2 3,1 Kém 1 1,5

Trong bảng 2.1 chúng tôi thực hiện trên 65 khách thế nghiên cứu. Trong đó, nam chiếm 36,9%, nữ chiếm 63,1%. Các khối lớp có lớp 6 là 23,1%, lớp 7 là 15,4%, lớp 8 là 47,7%, lớp 9 là 13,8%. Còn học lực xuất sắc chiếm 13,8%, giỏi là

58,5%, khá là 23,1%, trung bình là 3,1%, kém là 1,5%.

Bảng 2.2. Đặc điểm về gia đình của học sinh (n=65) Đặc điểm khách thể Tần số Tỷ lệ (%) Số anh/chị/em

Có 2 anh/chị/em 42 64,6

Là con một 13 20,0

Cảm nhận sự quan tâm của cha mẹ

Không quan tâm 3 4,6

Bình thường 13 20,0

Quan tâm 25 38,5

Hoàn toàn quan tâm 24 36,9

Cảm nhận mối quan hệ giữa cha mẹ

Rất không tốt 1 1,5 Không tốt 4 6,2 Bình thường 19 29,2 Tốt 19 29,2 Rất tốt Kinh tế gia đình 22 33,9 Nghèo 1 1,5 Bình thường 61 93,9 Giàu 2 3,1 Rất giàu 1 1,5

Trong bảng 2.2 chúng tôi thống kê về yếu tố gia đình. Phần số lượng anh/ chị/ em, trong đó có học sinh đang sống trong gia đình có trên 2 anh/ chị/ em là 15,4%, có 2 anh/ chị/ em là 64,6%, là con một chiếm 20%. Phần cảm nhận sự quan tâm của cha mẹ, không quan tâm chiếm 4,6%, bình thường 20%, quan tâm là 38,5%, hoàn toàn quan tâm là 36,9%. Phần cảm nhận mối quan hệ giữa cha và mẹ, rất không tốt 1,5%, không tốt là 6,2%, bình thường là 29,2%, tốt là 29,2%, rất tốt là 33,9%. Phần kinh tế gia đình, nghèo chiếm 1,5%, bình thường là 93,9%, giàu là 3,1%, rất giàu là 1,5%.

2.1.3. Kế hoạch nghiên cứu

Bảng 2.3.Kế hoạch thực hiện luận văn STT Thời gian thực hiện Nội dung thực hiện

1 Tháng 04/2021 Xác định tên đề tài nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu

2 Từ ngày 23/5 –15/6/2021 Tìm tài liệu, tổng quan những bài viết nghiên cứu, báo cáo của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước liên quan đến lo âu học đường.

Hoàn thành chương 1 cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

3 Từ ngày 16/6 – 30/06/2021 Hoàn thành việc xây dựng bảng hỏi nghiên cứu

Liên hệ các trường trung học cơ sở để thực hiện việc điều tra bảng hỏi

4 Từ tháng 6 đến tháng 9/2021

Tiến hành thu thập số liệu bằng bảng hỏi và sử dụng thang đo về thực trạng biểu hiện lo âu học đường

Xử lý kết quả nghiên cứu

Hoàn thành chương 3 kết quả nghiên cứu thực trạng

5 Từ 01-07/10/2021 Hoàn thành và nộp luận văn

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thang đo lo âu học đường Phillips

Có nhiều phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu về lo âu ở học đường như dùng thang đo Zung (SAS), Hamilton,… Nhưng trong bài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thang đo lo âu học đường B.N.Phillips để đánh giá và phân tích. Trắc nghiệm gồm 58 câu hỏi tình huống, chia làm 8 yếu tố, nội dung chủ yếu tập trung vào các tình huống có thể làm cho tình trạng lo âu ở trường học xảy ra ở học sinh:

- Lo âu học đường nói chung: là yếu tổ chỉ trạng thái cảm xúc chung có liên quan đến các mối quan hệ, các hình thức hoạt động trong cuộc sống tại trường học của các em gồm các câu: 2, 3, 7, 12, 16, 21, 23, 26,

Một phần của tài liệu Lo âu học đường của học sinh trung học cơ sở thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w