Viêm xương khớp

Một phần của tài liệu MÔN: DINH DƯỠNG LÂM SÀNG ĐỀ TÀI XƯƠNG – THẤP KHỚP VÀ DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ (Trang 33 - 35)

3. Bệnh liên quan đến thấp khớp

3.4. Viêm xương khớp

3.4.1. Định nghĩa

Viêm xương khớp là tình trạng thoái hoá mãn tính phổ biến nhất của khớp. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kì khớp nào, nhưng nó xảy ra thường xuyên nhất ở đầu gối, hông, lưng dưới và cổ, các khớp nhỏ của ngón tay (Kỷ, 2020).

3.4.2. Nguyên nhân

Tại khớp: thường gặp như viêm sụn, thoái hoá, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp.

31

Ngoài khớp: thường gặp do các rối loạn chuyển hoá (tăng acid uric trong bệnh gout), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh khớp dạng thấp), các tình trạng này làm ảnh hưởng đến hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây ra viêm khớp (Vinmec).

3.4.3. Triệu chứng lâm sàng

Dấu hiệu của viêm khớp tuỳ thuộc vào vị trí khớp viêm và loại viêm khớp, các triệu chứng cảnh báo bao gồm:

- Đau khớp, có thể đau khi vận động hoặc ngay cả khi không vận động.

- Hạn chế tầm vận động của khớp, hầu hết các trường hợp hạn chế có kèm theo đau, tuy nhiên cũng có thể hạn chế đơn thuần.

- Sưng và cứng khớp: thường gặp trong các bệnh lí viêm khớp cấp tính. - Viêm tại chỗ hay vùng xung quanh khớp.

- Đỏ vùng da quanh khớp.

- Lạo xạo khi cử động các khớp, thường gặp vào buổi sáng.

- Các triệu chứng ngoài khớp kèm theo có thể như: sốt, phát ban, ngứa, khó thở, gầy sút cân,…(Vinmec).

3.4.4. Liệu pháp dinh dưỡng

Duy trì cân nặng hợp lý: Mỗi 5 kg cân nặng tăng nguy cơ phát triển viêm khớp gối tăng 36%.

Tăng cường hoạt động, tập thể dục Điều chỉnh chế độ ăn uống có lợi:

- Giảm lượng axit béo no ăn vào bằng cách thay thế các loại dầu giàu chất không bão hòa đơn như dầu hạt cải dầu, dầu hạt cải và dầu ô liu

- Bổ sung đầy đủ lượng vitamin A, C và E. - Tăng cường bổ sung vitamin D

- Tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin D(cá nhiều dầu, lòng đỏ trứng, hỗn hợp tăng cường vitamin D, sữa tăng cường, ngũ cốc tăng cường

32 Phơi nắng 10-20 phút/ngày

Tăng lượng vitamin K

- Tăng cường tiêu thụ rau xanh, đặc biệt là các nguồn phong phú như rau bina, cải Brussels, cải xoăn và bông cải xanh

- Một số chất béo và dầu nhất định (ví dụ như dầu thực vật pha trộn, dầu ô liu và bơ thực vật) có chứa một lượng nhỏ vitamin K và do đó việc sử dụng chúng trong nấu ăn hoặc khi phết thực vật có thể làm tăng lượng vitamin K (Malfait & Cartilage, 2016).

Một phần của tài liệu MÔN: DINH DƯỠNG LÂM SÀNG ĐỀ TÀI XƯƠNG – THẤP KHỚP VÀ DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)