3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Trong giai đoạn này, nhóm thực hiện pilot survey bằng cách nghiên cứu và thiết kế một bảng hỏi sơ bộ. Tiếp đó, nhóm tiến hành khảo sát 10 người là các bạn sinh viên hệ chính quy trong trường Đại học Thương Mại gồm 7 người khóa K56 của Khoa Ngôn Ngữ Anh và 3 người khóa K55 của các khoa khác. Sau quá trình khảo sát, nhóm đã nhận được phản hồi, góp ý và đánh giá rút ra ở bảng hỏi từ phía nhóm sinh viên được khảo sát. Từ đây, nhóm thu nhập thông tin và tiến hành thảo luận, thiết kế bảng hỏi mới. Mô hình nghiên cứu ban đầu nhóm đã xây dựng cũng có sự thay đổi ở các biến quan sát (một biến được loại bỏ), đồng
thời, một số câu hỏi khảo sát trong bảng hỏi cũng có sự thay đổi giúp cho các câu hỏi khảo sát mang tính khách quan và dễ hiểu hơn.
- Sơ đồ cây bảng hỏi: Sơ đồ cây bảng hỏi là bước đầu tiên nhóm thiết lập để tiến hành khảo sát. Để có một bảng hỏi hoàn chỉnh và bám sát với mô hình nghiên cứu nhóm đề ra, nhóm đã thực hiện thảo luận nhóm và đi tới thống nhất sơ đồ cây bảng hỏi như sau:
Giới tính Năm học Các MXH đang dùng Tần suất sử dụng MXH Thông tin cá nhân Thời gian sử dụng MXH/ngày Hành vi sử dụng MXH
Tìm kiếm, trao đổi thông tin Học tập Giải trí, kết bạn, chia sẻ sở thích cá nhân Học tập, trao đổi Kinh doanh Dễ dàng, thuận tiện Tích hợp nhiều tính năng Thời gian rảnh Thói quen
Mọi người xung quanh dùng
Môi trường kết nối sinh viên
Thể hiện giá trị bản thân Bày tỏ quan điểm Tính hữu dụng
Động cơ
Tính dễ sử dụng
Điều kiện sinh hoạt Phương tiện kỹ thuật Môi trường xã hội Nhận thức cá nhân
3.2.2. Nghiên cứu chính thức
Ở giai đoạn này, nhóm thiết kế bảng hỏi chính thức, thực hiện điều tra khảo sát bằng google form, nhằm thu nhập số liệu phục vụ cho việc phân tích.
Làm sạch và nhập dữ liệu: Nhóm tiến hành sàng lọc để phát hiện cũng như loại bỏ những phiếu bị thiếu và nhầm giá trị. Sau đó nhóm tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.
3.3. Tiếp cận nghiên cứu
Nhóm tiến hành lấy số liệu nghiên cứu từ các sinh viên thuộc đại học Thương Mại và rút ra kết luận bằng cách thực hiện các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: Đây là hình thức nghiên cứu trong đó mà nhóm sử dụng cả hai loại dữ liệu định tính và định lượng trong cả hai giai đoạn của quá trình nghiên cứu nhằm điều tra về ảnh hưởng và tác động của các yếu tố tới hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại.
- Phương pháp quy nạp: Từ những số liệu và kết quả nghiên cứu, nhóm thu được, rút ra kết luận chung cho từng biến hỏi và kết luận chung cho đề tài.
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp khảo sát (survey) là phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu phổ biến nhất dựa trên các bảng hỏi (questionnaire). Nhóm sử dụng phương pháp khảo sát vì phù hợp với điều kiện và khả năng của nhóm khi học tập và nghiên cứu trực tuyến do dịch Covid-19.
3.5. Thang đo trong nghiên cứu3.5.1. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi: 3.5.1. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi:
Mục đích thu thập thông tin nghiên cứu nhằm mục đích hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi. Tổng hợp từ hai nguồn thông tin trên chúng tôi xây dựng một bảng hỏi cho sinh viên với nội dung: Tìm hiểu một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên.
Mức độ hài lòng khi sử dụng MXH
3.5.2. Xử lý và phân tích kết quả điều tra:
Số liệu thu thập được sau khi khảo sát phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS. Trong quá nghiên cứu đề tài chủ yếu dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả.
3.5.3. Cách tính số điểm trong bảng hỏi:
Trong bảng hỏi, nhóm sử dụng thang đo Likert, mỗi thang đo có 5 lựa chọn trả lời. Cách tính điểm theo cách 5 - 4 - 3- 2 - 1 cho các lựa chọn như sau:
+ 5 điểm cho các lựa chọn: Ảnh hưởng rất mạnh. + 4 điểm cho các lựa chọn: Ảnh hưởng mạnh + 3 điểm cho các lựa chọn: Trung bình
+ 2 điểm cho các lựa chọn: Ảnh hưởng ít, không đáng kể + 1 điểm cho lựa chọn: Không ảnh hưởng
Như vậy ĐTB cho mỗi thang đo (X) tối đa là 5 điểm và tối thiểu là 1 điểm.
3.5.4. Mô tả thang đo:
Thang đo sử dụng thang điểm từ 1-5 và khi đó: giá trị khoảng cách=(Maximum – Minimum) / n=(5-1) /5
3.5.5. Các yếu tố quyết định đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên Đạihọc Thương Mại: học Thương Mại: +Ảnh hưởng rất mạnh: 4 < ĐTB ≤ 5; +Ảnh hưởng mạnh: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4; +Ảnh hưởng khá mạnh: 2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24; +Ảnh hưởng trung bình: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49; +Ảnh hưởng yếu: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74.
3.6. Phương pháp chọn mẫu và Kích thước mẫu3.6.1. Phương pháp chọn mẫu 3.6.1. Phương pháp chọn mẫu
Theo như đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tôi chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà các phần tử trong tổng thể chung
trong nhóm sau khi được phân chia phiếu điều tra sẽ gửi phiếu điều tra ngẫu nhiên đến các đối tượng sinh viên thuộc trường Đại học Thương Mại.
3.6.2. Kích thước mẫu
Nhóm đã thu được 137 phiếu trong đó có 135 phiếu hợp lệ và 02 phiếu không hợp lệ, sau khi thu thập xong nhóm nghiên cứu tiến hành nhập dữ liệu vào Excel và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.
3.7. Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu thu thập sẽ được phân theo trình tự sau:
- Nghiên cứu này thực hiện thống kê và mô tả về những yếu tố sử dụng Mạng xã hội của sinh viên đại học Thương Mại, về thang đo đối với các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài.
- Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Đưa ra những kết luận về yếu tố ban đầu. Cần xác định rằng “thang đo” được đề cập tới trong “kiểm định độ tin cậy của 2 thang đo” chính là đề cập tới tập hợp các biến quan sát x1,x2,x3,… mà ta có thể đo được.
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là công cụ cho phép ta xác định xem các biến quan sát phụ thuộc yếu tố A ban đầu có đáng tin cậy hay không. Kết quả của kiểm định Cronbach’s cho ta biết mức độ tương quan giữa các biến quan sát thuộc cùng 1 yếu tố là chặt chẽ hay không. Từ đó ta xác định được trong các biến quan sát thuộc 1 yếu tố, liệu có biến nào có góp phần vào việc đo lường yếu tố.
- Phân tích tương quan và hồi quy: Mục đích của phân tích tương quan là đánh giá mức độ quan hệ (ràng buộc) giữa các biến từ đó góp phần xác định mức phụ thuộc tuyến tính giữa chúng.
Việc hồi quy tuyến tính sẽ giúp ta đưa ra được ước lượng về các hệ số hồi quy cũng như đưa ra các dự báo về giá trị của biến phụ thuộc khi ta có các giá trị xác định của biến độc lập. Để có thể thực hiện hồi quy tuyến tính thì phải có sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ta cần nghiên cứu. Sau đó, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành điều tra và thu được 135 phiếu tham gia hợp lệ trên tổng số 137 phiếu là sinh viên đại học Thương Mại theo cách chọn ngẫu nhiên.
4.1. Mô tả mẫu
4.1.1. Mã hoá dữ liệu
Bảng 4.1. Bảng hỏi
Mã
hóa Nội dung Mức ảnh hưởng
4.1 Yếu tố tính hữu dụng của Mạng xã hội
HD1 Tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin xã
hội 1 2 3 4 5
HD2 Khuyến khích, phát huy tài năng 1 2 3 4 5
HD3 Học tập, trau dồi kiến thức 1 2 3 4 5
HD4 Tìm kiếm công việc, kiếm tiền online 1 2 3 4 5
4.2 Yếu tố động cơ sử dụng Mạng xã hội
ĐC1 Giải trí 1 2 3 4 5
ĐC2 Giao lưu, kết bạn 1 2 3 4 5
ĐC3 Học tập, trao đổi 1 2 3 4 5
ĐC4 Kinh doanh, kiếm tiền online 1 2 3 4 5
ĐC5 Cập nhật những tin tức mới 1 2 3 4 5
ĐC6 Chia sẻ sở thích cá nhân 1 2 3 4 5
hội
4.3 Yếu tố tính dễ sử dụng của Mạng xã hội
SD1 Thuận tiện truy cập mọi lúc mọi nơi 1 2 3 4 5
SD2 Dễ dàng sử dụng Mạng xã hội 1 2 3 4 5
SD3 Tích hợp nhiều tính năng hữu ích 1 2 3 4 5
4.4 Yếu tố điều kiện sinh hoạt
ĐKSH
1 Có nhiều thời gian rảnh 1 2 3 4 5
ĐKSH
2 Thói quen truy cập MXH 1 2 3 4 5
4.5 Yếu tố phương tiện kĩ thuật
PTKT1 Máy tính, điện thoại có kết nối Internet 1 2 3 4 5 PTKT2 Xu hướng 4.0 hiện đại hoá trang thiết bị 1 2 3 4 5
4.6 Yếu tố môi trường xã hội
MT1 Mọi người xung quanh (bạn bè, người
thân) sử dụng MXH nhiều 1 2 3 4 5
MT2 MXH là môi trường kết nối của cộng
đồng sinh viên 1 2 3 4 5
4.7 Yếu tố nhận thức của sinh viên
NT1 Thông qua MXH để thể hiện giá trị bản
thân 1 2 3 4 5
4.1.2. Bảng thống kê mô tả các thông tin đã được thu thậpBảng 4.2. Số liệu thống kê Bảng 4.2. Số liệu thống kê Statistics Giới Tính Năm Học MXH đang sử dụng Tần suất sử dụng MXH Thời gian sử dụng MXH N Giá trị hợp lệ 135 135 135 135 135 Giá trị trống 0 0 0 0 0
Trên đây là bảng thống kê mô tả kết quả các thông tin đã được thu thập qua việc gửi mẫu phiếu điều tra cho các đối tượng là sinh viên đang theo học tại Đại học Thương Mại. Trong đó N là tổng đối tượng được khảo sát với số lượng ở đây là 135 sinh viên Đại học Thương Mại, với giá trị hợp lệ là 100%. Số liệu cụ thể như sau:
4.1.2.1. Bảng thống kê về giới tính
Bảng 4.3. Giới tính
Tần suất Phần trăm Phần trăm có giá trị Phần trăm tích luỹ
Valid
Nam 46 34,1 34,1 34,1
Nữ 89 65,9 65,9 100,0
Do phần lớn sinh viên Đại học Thương Mại là nữ nên tỷ lệ sinh viên nữ chiếm tới 65.9%, còn lại là 34.1% sinh viên nam trả lời.
4.1.2.2. Bảng thống kê về năm học của sinh viên
Tần suất Phần trăm Phần trăm có giá trị Phần trăm tích luỹ
Valid Năm nhất 25 18.5 18.5 80.7 Năm hai 56 41.5 41.5 62.2 Năm ba 28 20.7 20.7 20.7 Năm tư 26 19.3 19.3 100.0 Tổng 135 100,0 100,0 Bảng 4.4. Năm học Nam Nữ
Năm nhất Năm hai Năm ba Năm tư
Hình 4.2. Năm học
Kết quả điều tra sinh viên trường Đại học Thương Mại trong bốn khóa đào tạo bao gồm K54, K55, K56, K57 thu được tổng số phiếu là 135 phiếu điều tra. Số lượng sinh viên khóa K56 trả lời chiếm tỉ trọng cao nhất với 56 phiếu tương ứng 41.5%, tiếp đến là sinh viên khóa K55 với 28 phiếu với 20.7% và khóa K54 với 26 phiếu tương đương 19.3%, ít nhất là khóa K57 với 25 phiếu chiếm 18.5%. Điều này dễ hiểu bởi giai đoạn đề tài được thực hiện khi các sinh viên khóa K57 là năm nhất mới nhập học nên còn bỡ ngỡ trước các cuộc khảo sát, không hiểu rõ về Nghiên cứu Khoa học và các em cũng phải là đối tượng được tiếp cận phiếu ở mức độ nhiều.
4.1.2.3. Bảng thống kê về Mạng xã hội đang dùng
Bảng 4.5. Mạng xã hội đang sử dụng
Phản hồi
Phần trăm theo cỡ mẫu Tổng lựa chọn Phần trăm theo tổng lựa
chọn Mạng
xã hội
Facebook 133 27.1% 98.5%
Instagram 102 20.8% 75.6% Reddit 6 1.2% 4.4% Tiktok 88 18.0% 65.2% Youtube 121 24.7% 89.6% Khác 9 1.8% 6.7% Tổng 490 100.0% 363.0% Qua kết quả ta thấy được các sinh viên sử dụng nền tảng Mạng xã hội Facebook là đa số. Facebook là nền tảng hầu như mọi người đều biết bởi nền tảng này đã được phổ biến ở nhiều quốc gia, giao diện thuận lợi, tạo kênh liên lạc dễ dàng cho người dùng.
Ngoài Facebook, những MXH khác như Youtube, Instagram, Twitter, Tiktok, Reddit cũng nằm trong danh sách những nền tảng được tin dùng. Ngoài ra có thể kể đến một vài ứng dụng khác như Zalo, Printerest, Discord,…chiếm 6.7% trên tổng số.
Hình 4.3. Mạng xã hội đang sử dụng
Facebook Twitter Khác Youtube Tiktok Instagram Reddit 0 20 40 60 80 100 120 140Facebook Twitter Khác Youtube Tiktok Instagram Reddit
4.1.2.4. Bảng thống kê về tần suất sử dụng Mạng xã hội
Bảng 4.6. Tần suất sử dụng Mạng xã hội
Tần suất Phần trăm Phần trăm có giá trị Phần trăm tích luỹ
Valid Hiếm khi 1 0.7 0.7 0.7 Thỉnh thoảng 6 4.4 4.4 5.2 Thường xuyên 128 94.8 94.8 100.0 Tổng 135 100.0 100.0
Qua khảo sát có thể thấy, đa số sinh viên Đại học Thương Mại với 128 phiếu chọn cho mức độ sử dụng Mạng xã hội là thường xuyên. Điều này không khó lí giải vì hiện tại là thời đại công nghiệp hóa, các nền tảng trên Internet cũng luôn biến đổi, bởi vậy người dùng sẽ có xu hướng thường xuyên sử dụng Mạng xã hội để cập nhật tin tức, giải trí, học tập và tạo
Hình 4.4. Tần suất sử dụng Mạng xã hội Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 0 20 40 60 80 100 120 140 1 6 128
phiếu tương ứng 0.7%. Qua đó chứng tỏ rằng các nền tảng Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến với hầu hết sinh viên.
4.1.2.4. Bảng thống kê về thời gian sử dụng Mạng xã hội
Bảng 4.7. Thời gian sử dụng Mạng xã hội
Tần suất Phần trăm Phần trăm có giá trị Phần trăm tích luỹ Vali d 1 - 2 tiếng/ngà y 11 8.1 8.1 8.1 2 - 3 tiếng/ngà y 27 20.0 20.0 28.1 3 - 4 tiếng/ngà y 42 31.1 31.1 59.3 4 - 5 tiếng/ngà y 49 36.3 36.3 95.6 Trên 6 tiếng/ngà y 6 4.4 4.4 100.0 Tổng 135 100.0 100.0 1 - 2 tiếng/ngày 2 - 3 tiếng/ngày 3 - 4 tiếng/ngày 4 - 5 tiếng/ngày Trên 6 tiếng/ngày
Thống kê chỉ ra rằng tuy tần suất sử dụng Mạng xã hội là thường xuyên nhưng thời gian sử dụng không quá ảnh hưởng đến các hoạt động đời thường khác của sinh viên. Thời gian sử dụng nhiều nhất của các sinh viên là khoảng 4-5 tiếng/ngày chiếm 36.3% với 49 phiếu. Theo mức độ số phiếu giảm dần là 3-4 tiếng/ngày với 42 phiếu tương ứng 31.1%, 2-3 tiếng/ngày với 27 phiếu là 20%, tiếp là 1-2 tiếng/ngày với 11 phiếu tương ứng 8.1%. Theo đó khoảng thời gian ít nhất mà người dùng lựa chọn là trên 6 tiếng/ngày với 4.4%.
Điều này cho thấy rằng, tuy Mạng xã hội là nền tảng thiết thực và là công cụ hỗ trợ phát triển cuộc sống nhưng hầu hết sinh viên Đại học Thương Mại không bị rơi vào tình trạng “nghiện Mạng xã hội”.
4.1.3. Bảng thống kê về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội củasinh viên Đại học Thương Mại sinh viên Đại học Thương Mại
Các chỉ tiêu được đo bằng thang đo Likert (5 điểm) có thể thấy các sinh viên Đại học Thương Mại đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Mạng xã hội từ mức độ “rất không ảnh hưởng” đến “rất ảnh hưởng”, min=1, max=5 với giá trị trung bình của các biến giao động từ 2.79 đến 4.21.
4.1.3.1. Yếu tố tính hữu dụng của Mạng xã hội
Bảng 4.8. Yếu tố tính hữu dụng của Mạng xã hội
Tên
biến N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
HD1 135 1 5 3.96 0.913
HD2 135 1 5 3.26 0.930
HD3 135 1 5 3.82 0.880
HD4 135 1 5 3.37 1.020