3. Bệnh liên quan
3.4.3. Phân loại: (Qiao et al., 2013)
Các loại sỏi phổ biến hình thành trong túi mật gồm sỏi cholesterol, sỏi sắc tố và sỏi muối mật. Cả ba loại đều có các yếu tố dịch tễ học và nguy cơ riêng biệt:
- Sỏi cholesterol: Đây là loại sỏi mật thường gặp nhất, chiếm 80% các loại của sỏi mật và liên quan đến tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm. Sỏi cholesterol thường có màu xanh vàng và có thành phần chủ yếu được tạo thành từ cholesterol không hòa tan. Đôi khi, chúng có thể chứa những thành phần khác. Phụ nữ và những người béo phì, có liên quan đến mật quá bão hòa với cholesterol thường dễ bị sỏi này.
Nguyên nhân tạo sỏi cholesterol: o Lớn tuổi
o Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo động vật o Do sinh đẻ nhiều (phụ nữ)
o Do biến chứng từ một số bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng, ...
- Sỏi sắc tố: Có hai loại sỏi sắc tố như sau:
Sỏi sắc tố đen: Được tạo thành từ canxi bilirubinate tinh khiết hoặc phức hợp của canxi, đồng và glycoprotein mucin. Những viên sỏi mật này thường hình thành trong tình trạng ứ trệ (ví dụ, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch) hoặc dư thừa bilirubin không liên hợp (ví dụ, tán huyết hoặc xơ gan). Sỏi sắc tố đen có nhiều khả năng vẫn còn trong túi mật.
Sỏi sắc tố nâu: Được tạo thành từ muối canxi của bilirubin không liên hợp với một lượng nhỏ cholesterol và protein. Những viên đá này hay nằm trong đường mật gây tắc nghẽn và thường thấy ở những nơi có dịch mật bị nhiễm khuẩn. Sỏi sắc tố nâu phổ biến ở người bệnh Châu Á và hiếm khi gặp ở bệnh nhân ở Hoa Kỳ.
Nguyên nhân tạo sỏi sắc tố mật: o Lớn tuổi
o Bệnh lý đường mật: ứ đọng dịch mật, nhiễm vi trùng hay ký sinh trùng đường mật
o Bệnh lý khác: xơ gan, bệnh thiếu máu tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu hình liềm