Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về can thiệp rố

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CỦA TRẺ TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 68 - 71)

phổ tự kỷ

Tôi đưa ra câu hỏi “theo thầy/cô, can thiệp trẻ rối loạn tự kỷ là?” để tìm hiểu hiểu biết của giáo viên về nguyên tắc và phương pháp can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ hiện nay. Kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.6. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về can thiệp rối loạn phổ tự kỷ

STT Can thiệp RLTPK Tần suất (%) ĐTB ĐLC Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một chút Khá đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 Phát hiện sớm, can thiệp sớm giúp trẻ cải thiện và hoà nhập tốt

6,1 5,5 18,3 70,1 2,52 0,85

2 Trẻ tự kỷ không thể cải thiện

được* 52,4 22,0 7,9 17,7 2,09 1,14

3 GVMN có thể phát hiện các

dấu hiệu của trẻ tự kỷ 3,0 11,6 28,1 57,3 2,40 0,81 4 Tất cả các trẻ tự kỷ cần học

các lớp giáo dục đặc biệt 4,9 30,5 33,5 31,1 1,91 0,90 5 Cho trẻ tự kỷ học tại các lớp

mầm non bình thường giúp ích cho trẻ tự kỷ

20,1 31,1 28,0 20,7 1,49 1,04

6 Can thiệp cho trẻ tự kỷ cần nhiều ngành( bác sĩ, giáo viên, nhà tâm lý, giáo viên đặc biệt, nhà âm ngữ trị liệu,..)

6,1 14,6 30,5 48,8 2,22 0,91

7 Cho trẻ uống thuốc để điều trị

tự kỷ* 18,3 31,8 25,0 25,0 1,43 1,06

8 Phương pháp Điều trị và giáo dục cho trẻ tự kỷ và khiếm khuyết giao tiếp (TEACCH) là phương pháp được sử dụng

nhiều để can thiệp tự kỷ

9 Âm ngữ trị liệu, Trao đổi hình ảnh ( PECS), giao tiếp thay thế (AAC) cho thấy nhiều cải thiện ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

8,5 8,5 28,1 54,9 2,29 0,95

10 Đào tạo kỹ năng xã hội (

Social Skills) là can thiệp quan trọng cho trẻ tự kỷ

3,0 12,2 31,1 53,7 2,35 0,81

11 Trị liệu điều hòa cảm giác là

một loại điều trị cho trẻ tự kỷ 12,2 15,2 23,4 48,2 2,09 1,06 12 Thở Oxy cao áp, lọc chữa tự

kỷ* 51,8 22,0 14,0 12,2 2,13 1,07

13 Áp dụng chế độ ăn kiêng các loại tinh bột, đường để trị tự kỷ*

48,1 25,6 16,5 9,8 2,12 1,01

14 Nắn lưỡi, Châm cứu, bấm

huyệt, cấy chỉ điều trị tự kỷ* 58,4 14,6 20,1 6,7 2,25 0,10 15 Phương pháp Montessori là

phương pháp can thiệp chính cho trẻ tự kỷ*

14,0 30,5 45,1 10,4 1,48 0,86

16 Trị liệu bằng tế bào gốc cho trẻ

tự kỷ* 41,5 26,2 25,6 6,7 2,02 0,97

17 Cho trẻ tự kỷ dùng thực phẩm

chức năng, bổ não* 45,1 20,1 28,1 6,7 2,04 1,00

Chung 2,07 0,28

(*) là những nhận định không chính xác, không có bằng chứng khoa học

Phân tích bảng 3.6 cho thấy GVMN hiểu biết khá rõ về các nguyên tắc và phương pháp can thiệp, cụ thể GVMN hiểu rằng “phát hiện sớm, can thiệp sớm giúp

trẻ cải thiện và hoà nhập tốt” (ĐTB=2,52), cũng như hiểu việc“GVMN có thể

hiện các dấu hiệu của trẻ tự kỷ” (ĐTB=2,40). Như vậy, có thể thấy các giáo viên đều nhận

thức rõ vai trò của chính mình trong công việc phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ tự kỷ khi hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và can thiệp sớm.

Về phương pháp can thiệp, các GVMN cũng cho thấy mình hiểu rõ phương pháp “âm ngữ trị liệu, trao đổi hình ảnh ( PECS), giao tiếp thay thế (AAC) cho thấy

nhiều cải thiện ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ”(ĐTB=2,29), và “đào tạo kỹ năng xã hội (Social Skills) là can thiệp quan trọng cho trẻ tự kỷ” (ĐTB=2,35). Đây là những phương pháp can thiệp cốt lõi và cơ bản dành cho trẻ tự kỷ. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại ý kiến chưa phù hợp như “cho trẻ uống thuốc để điều trị tự kỷ” (ĐTB=1,43).

Kết quả phỏng vấn sâu cho nhiều GVMN cho rằng “nên cho trẻ tham gia học

các lớp và trường chuyên biệt”(cô N.N.L), hoặc “phải nhận biết và can thiệp sớm với trẻ tự kỷ, các em được can thiệp sớm sẽ giao tiếp nhiều hơn, nhiều hoạt động hiệu quả hơn” (cô N.T.L).

3.2. Nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ qua so sánh các biến số

Ở nội dung này, tôi tập trung phân tích sự khác biệt giữa các biểu hiện nhận thức của GVMN về RLPTK với các biến nhân khẩu. Trong đó, có các biến nhân nhân khẩu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được nhắc đến là: (1) tuổi; (2) trình độ, (3) thâm niên, (4) độ tuổi học sinh được phân công giáo dục, (5) tình trạng hôn nhân. Bên cạnh đó tôi còn phân tích các biến định tính khác liên quan như (6) giáo viên được đào tạo về tự kỷ và (7) giáo dục đặc biệt, (8) trong lớp giáo viên có học sinh tự kỷ, (9) giáo viên có tự tìm hiểu tự kỷ thông qua sách báo khoa học.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CỦA TRẺ TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w