Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Ggòn Thương Tín chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 61)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Những kết quả đạt được

Chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng được chuyển biến theo chiều hướng tích cực:

Từnhững kết quả đã phân tích ở trên có thểthấy trong thời gian qua, hoạt động tín dụng Sacombank Huế đã đạt được những kết quả đáng kể, phát triển nhanh chóng cảvềsố lượng lẫn chất lượng.

Tuy phải chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng Sacombank Huế vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng rất tốt về cả huy động vốn và cấp tín dụng. Tổng tài sản - nguồn vốn cũng như thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua 3

năm, chứng tỏtình hình hoạt động kinh doanh rất tốt, lượng khách hàng truyền thống và tiềm năng ngày càng được mởrộng.

Những thành quảcủa hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua:

Cùng với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, các hoạt động thu nợ được Sacombank Huế triển khai bài bản, xửlý nợ quá hạn nợ xấu hiệu quả. Đảm bảo được hệsốthu nợluôn lớn hơn 1, cho thấy hoạt động thu hồi nợcủa ngân hàng đang diễn ra rất tốt.

Ổn định nợ quá hạn, luôn có tỷtrọng rất nhỏso với tổng dư nợcho vay. Tỷlệnợ quá hạn trong 3 năm lần lượt là 0,31% - 0,17% - 0,30%, đảm bảo được tỷlệ nợ quá hạn theo quy định của NHNN không vượt quá 5%, chất lượng tín dụng tại Sacombank Huế đang ởmức an toàn.

Đảm bảo được tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn ở mức thấp (dưới 6,40%) nâng cao được hiệu quảcủa chính sách tín dụng ngân hàng.

Đảm bảo được tỷlệ nợ xấu theo quy định của NHNN tối đa 3%, trong giai đoạn 2015 - 2017, tỷlệnợxấu tại Sacombank Huế được giữ dưới 0,24%.

Hệsố rủi ro tín dụng nằm trongngưỡng trung bình từ0,6 - 0,8 được đánh giá ổn định cho hoạt động tín dụng đang mang lại thu nhập vừa phải cho ngân hàng với mức rủi ro có thểchấp nhận được.

Tỷlệ khả năng bù đắp nợ xấu đang ở mức cao, trong 3 năm đều lớn hơn 2 trong khi đó thông thường tỷlệnày chỉ cần lớn hơn 1. Điều này đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng không bị ảnh hưởng khi xảy ra rủi ro đối với các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn.

Ngân hàng đã xây dựng được hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành hai nhóm: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệpđược phân loại theo 34 ngành nghềvà quy mô doanh nghiệp thôngthường, doanh nghiệp siêu nhỏ. Khách hàng cá nhân được chia thành cá nhân tiêu dùng và cá nhân kinh doanh. Nhờ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, phản ánh một cách tổng quát và bản chất về tình hình chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Ggòn Thương Tín chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)