1. Mục tiêu
- Vận dụng và khắc sâu kiến thức bài học
- Định hướng chuẩn bị cho bài học mới ở tiết sau
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hoạt động cá nhân, đàm thoại gợi mở.
3. Tổ chức hoạt động
Gv đặt các câu hỏi cho học sinh cùng thảo luận và trả lời như sau
1/ Quan sát hình ảnh sau và cho biết hiện tượng tuyết rơi thường xuyên xuất hiện tại vùng vĩ độ thấp hay vĩ độ cao? Vì sao?
2/ Quan sát hình ảnh sau và giải thích tại sao vào mùa hè mọi người thường đi nghỉ mát ở vùng biển hoặc các vùng núi như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt?
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần - Ngày soạn:
PPCT:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm khí áp và gió.
- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp trên Trái đất.
- Trình bày được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái đất, đặc biệt là gió tín phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển.
- Đánh giá tác động của gió đến khí hậu và thời tiết
2. Kĩ năng
- Sử dụng hình vẽ để mô tả về các loại gió thường xuyên trên Trái đất.
3. Thái độ
-Nhận thức được những lợi ích và tác hại của gió. -HS yêu thiên nhiên và lòng yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của giáo viên 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập
- Bài trình chiếu, tổng kết - Cập nhật thông tin, hình ảnh. - Bản đồ, tranh ảnh
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem trước bài mới.
- Nghiên cứu các lược đồ, hình ảnh - Giấy note, giấy A4.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÀNH Nội dung Nhậnbiết Hiểu Vậndụng thấp Vậndụng cao KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
- Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố của các đai khí áp trên Trái Đất. - Nêu tên, Nêu và giải thích đặc điểm của của các loại gió chính - Xác định được loại gió hành tinh hoạt động ở Việt Nam - Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên trái đất và giải thích các hoàn lưu.
hướng thổi và khu vực hoạt động của các gió hành tinh trên Trái Đất
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
A. Tình huống xuất phát (5p)
1. Mục tiêu:
- Định hướng cho học sinh về nội dung học tập khí áp và gió. - Tạo hứng thú động cơ để HS học tập bài mới.
2. Phương pháp dạy học: Giáo dục trực quan3. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân. 3. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân.
4. Tiến trình hoạt động:- Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ GV cho HS xem đoạn video bài hát: Cánh diều tuổi thơ: https://www.youtube.com/watch?v=DjIGJGHw_L0 Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi:
+ Em đã đi thả diều bao giờ chưa? + Tại sao con diều lại bay được?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.