Nội dung nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mớ

Một phần của tài liệu BC-TX-HTNV-NTM (Trang 36 - 41)

VI. Kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mớ

2. Nội dung nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mớ

lượng các tiêu chí nông thôn mới

2.1. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

Tiếp tục duy trì, giữ vững thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nâng cao các tiêu chí đã đạt được theo mức chuẩn nâng cao hơn.

Tiếp tục hướng dẫn nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đưa các loại cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng. Tăng cường chuyển giao áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp để nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm. Tuyên truyền vận động nhân dân đầu tư thực hiện các mô hình, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ bằng nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và nguồn vốn nông thôn mới, để từng bước giảm nghèo một cách bền vững.

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: Khôi phục các làng nghề truyền thống. Tăng cường giới thiệu, quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.

Tổ chức sản xuất: Tạo điều kiện cho các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn (cơ khí, sửa chữa, chế biến nông, lâm sản...) nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm mới.

Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới từ thị xã đến thôn, bản nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào thi đua Nghĩa Lộ chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020 và các phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ; Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch ; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu, rà soát để bổ sung điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với quy hoạch sản xuất để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - thương mại trên địa bàn xã, để tăng thu nhập bền vững cho người dân.

2.2. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu

Có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thực hiện quản lý, sử dụng, duy tu, bảo trì, nâng cấp đảm bảo hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư.

Tăng cường huy động nguồn lực trong dân và lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên tiếp tục hoàn thiện những công trình phục vụ phát triển sản xuất, đầu tư hoàn thành hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng…để phát huy hiệu quả đầu tư, quan tâm bố trí vốn đầu tư để sớm hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm trên địa bàn xã.

Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Trong đó, tập trung thực hiện và nâng cấp các công trình về giao thông nông thôn, điện, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, hệ thống chiếu sáng ở địa bàn dân cư và các chợ trên toàn thị xã phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, vận chuyển hàng hóa. Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết và bán đúng giá theo giá niêm yết, tránh tình trạng mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Tuyên truyền, vận động các hộ tiểu thương kinh doanh khu vực chợ thực hiện xây dựng mô hình chợ văn minh nhằm tạo ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng trong và ngoài xã.

Tập trung nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả công năng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi, (Bổ sung các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy học của các trường; Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, tập trung vào việc xây mới, sửa chữa, xây bổ sung thêm các công trình vệ sinh cho các trường nhằm đảm bảo đúng quy định chung về tỷ lệ số nhà vệ sinh trên số học sinh), các trạm y tế, các Trung tâm văn hóa xã đáp ứng nhu cầu thiết yếu về học tập, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Tiếp tục nâng cấp, cải tạo các trạm y tế và bổ sung nguồn lực theo tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế cho các xã.

- Xây dựng kế hoạch chỉnh trang nhà ở dân cư phù hợp với quy hoạch phát triển, đảm bảo vẻ mỹ quan khu dân cư và không để phát sinh nhà ở tạm, dột nát.

- Phối hợp Sở Công thương, Điện lực Yên Bái, Điện lực Nghĩa Lộ khảo sát cải tạo, duy tu các tuyến đường điện đã xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn cho

người dân sử dụng, đảm bảo thông thoáng phục vụ cho nhân dân sản xuất. Phối hợp sửa chữa các tuyến đèn chiếu sáng trên địa bàn xã; phối hợp tăng cường kiểm tra trật tự đô thị. Vận động nhân dân thực hiện xã hội hóa các tuyến đèn chiếu sáng trên các tuyến đường giao thông nông thôn.

2.3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn

Tiếp tục hướng dẫn nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Sản xuất theo chuỗi mỗi xã một sản phẩm. Đưa các loại cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng. Tăng cường chuyển giao áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp để nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm. Tuyên truyền vận động nhân dân đầu tư thực hiện các mô hình, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ bằng nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và nguồn vốn nông thôn mới, để từng bước giảm nghèo một cách bền vững.

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: Khôi phục các làng nghề truyền thống. Tăng cường giới thiệu, quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.

Tổ chức sản xuất: Tạo điều kiện cho các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn (cơ khí, sửa chữa, ...) nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm mới. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tổ chức lại sản xuất. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, định hướng nghề, giải quyết việc làm sau khi đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực của xã gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đối với cây trồng chủ lực; có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm an toàn, sạch, hoặc mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ. Tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư.

Quản lý, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên không tái tạo; nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; các giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường ở nông thôn; giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai.

2.4. Nâng cao chất lượng lĩnh vực Giáo dục - Y tế - Văn hóa

Nâng cao trình độ dân trí của người dân: Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn và duy trì đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt từ 71% trở lên; trong đó, lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 41%.

Có 100% số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao động được tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, rủi do thiên tai, cơ chế chính sách của Nhà nước và được cung cấp thông tin để phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách thức làm ăn phù hợp.

Chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và mức hưởng thụ các dịch vụ y tế ban đầu cho người dân được bảo đảm; thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát các bệnh truyền nhi m và bệnh gây dịch; không có tình trạng ngộ độc đông người.

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở y tế theo mô hình chuẩn, trong đó tập trung ưu tiên những khu vực phục vụ trực tiếp cho người bệnh như khu khám bệnh, buồng điều trị… Chú trọng phát triển chuyên môn kỹ thuật, mở rộng danh mục cung cấp dịch vụ y tế tại các trạm y tế phường, xã và phòng khám đa khoa khu vực, trong đó trọng tâm là đảm bảo cung cấp đầy đủ gói dịch vụ y tế cơ bản (ban hành theo Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế) cho người dân và người tham gia BHYT.

+ Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn giữa Trung tâm Y tế với trạm y tế xã. Thu hút đội ngũ cán bộ y tế trình độ cao về công tác tại các đơn vị Y tế (bác sỹ, dược sỹ đại học, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sỹ; Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã.

+ Triển khai tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu tiếp đón, lấy số tự, quản lý hồ sơ sức khỏe cho mọi đối tượng tham gia khám chữa bệnh.

+ Cải thiện quy trình khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế: Thực hiện Quyết định số 1313/QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế: Bố trí thêm bàn khám, tăng cường số lượng và chất lượng nhân lực tham gia khám bệnh trong những ngày cao điểm

(sáng thứ 2 và thứ 3 hàng tuần); niêm yết công khai quy trình khám chữa bệnh, biểu

giá các dịch vụ kỹ thuật đảm bảo khoa học, đúng quy định và thuận tiện cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh. Đặc biệt, cải thiện mạnh mẽ kỹ năng giao tiếp ứng xử, tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế; thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận và giải quyết ý kiến của người dân qua đường dây nóng.

- Chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được bảo đảm, thu hút nhiều người dân tham gia; bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống địa phương; xây dựng cộng đồng dân cư văn minh dân chủ, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo từ thiện.

+ Tổ chức triển khai tốt cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở để đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa của người dân nông thôn. Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa.

2.5. Tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, vườn mẫu theo hướng xanh - sạch - đẹp khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, vườn mẫu

Có hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 100% số hộ dân trên địa bàn toàn xã. Cảnh quan không gian nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương trên địa bàn toàn xã; có mô hình phân loại rác tại nguồn.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án cụ thể về bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, kiến thức phân loại xử lý rác cho từng hộ gia đình và các nhà máy. Xử lý vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi. Từng bước đưa các cơ sở chăn nuôi lớn vào khu tập trung để kiểm soát việc xử lý môi trường, hạn chế ô nhi m; xác định rõ vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện vệ sinh môi trường đặc biệt là việc tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại địa phương.

Tiếp tục nâng cao công tác truyền thông và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình vệ sinh toàn xã.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình hàng cây nông dân; trồng hoa dọc tuyến đường; nhà đẹp, vườn sạch trên toàn địa bàn các xã. Đảm bảo cảnh quan luôn Xanh - Sạch - Đẹp, an toàn.

2.6. Giữ vững quốc phòng, nâng cao chất lượng an ninh, trật tự an toàn xã hội nông thôn toàn xã hội nông thôn

An ninh trật tự được đảm bảo; nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; có các mô hình tự quản, liên kết bảo vệ an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở. Các thôn xóm xây dựng và thực hiện hiệu quả hương ước, quy ước cộng đồng. Cán bộ công chức xã chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và nâng cao đạo đức công vụ trong thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở; thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn nông thôn.

Tập trung phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự tại các địa bàn, khu vực nông thôn; triệt xoá các tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng công tác điều tra, khám phá tội phạm; vận động nhân dân tham gia phát hiện và tố giác tội phạm, giữ trật tự an toàn giao thông.

2.7. Tranh thủ tối đa nguồn lực Trung ương của Tỉnh, tăng cường lồng ghép đồng bộ, chặt chẽ nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu Quốc gia,

Một phần của tài liệu BC-TX-HTNV-NTM (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)