trở lại đây, do tình trạng tàu thuyền hút cát sỏi tràn lan gần khu vực chân cầu đã khiến lòng sông bị bào mòn. Theo chúng tôi, đây có lẽ là nguyên nhân chính làm cho móng cầu mất hết lớp đất, đá sỏi, cát bao quanh và trơ ra không có gì bảo vệ”, một người dân cho biết.
Trước thực trạng trên, Cục Quản lý đường bộ I tổ chức phương án phân luồng giao thông để giảm bớt các phương tiện tải trọng lớn đi qua cầu. Theo đó, cấm toàn bộ xe tải và xe trên 7 chỗ ngồi lưu thông qua cầu. Đồng thời, phân luồng khu vực cầu, phân luồng trước cầu, các phương tiện đến Km109 QL2 (ngã ba giao giữa QL2 và QL70) rẽ trái theo QL70 đến Km15+900 (ngã ba Cát Lem, Yên Bình) rẽ phải theo QL37 gặp QL2 tại Km132+800 (TP Tuyên Quang), rẽ trái theo QL2 đi Hà Giang.
Bên cạnh đó, phân luồng từ xa: Hà Nội đi theo QL2 đến Vĩnh Yên, ngã ba Tam Dương - TP Vĩnh Yên rẽ phải đi theo QL2C đến Sơn Dương, QL37 rẽ trái đi Tuyên Quang, Hà Giang. Còn tuyến Hà Nội đi cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Yên Bái theo QL70 đến ngã ba Cát Lem, Yên Bình rẽ phải vào QL37 gặp QL2 tại Km132+800 (TP Tuyên Quang) rẽ trái đi theo
29 QL2. Việc phân luồng giao thông đã được chính thức triển khai từ ngày 3/3/2020.
Xe cứu thương gặp khó
Ngoài việc phân luồng, để không có các phương tiện tải trọng lớn qua cầu, đơn vị quản lý cầu đã lắp đặt barie lối vào hai đầu cầu để hạn chế chiều cao của phương tiện. Việc này đã khiến cho xe cứu thương dù không thuộc nhóm phương tiện cấm lưu thông nhưng cũng không thể qua cầu vì chiều cao thùng xe vượt quá chiều cao barie hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiếp nhận, cấp cứu và điều trị cho người bệnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Đại diện một cơ sở y tế trên địa bàn huyện Đoan Hùng cho rằng, việc đặt trạm khống chế chiều cao và chỉ cho phép xe dưới 2,1m qua lại đã gây khó khăn và gây ra tình trạng mất an toàn cho các đơn vị y tế khi tổ chức hoạt động cấp cứu và vận chuyển người bệnh bên ngoài bệnh viện.
Hiện tất cả các loại xe cứu thương được đăng kiểm và cho phép chở không quá 7 người, bao gồm 5 chỗ ngồi và 1 chỗ nằm, như vậy xe cứu thương là loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu.
Tuy nhiên, trên thực tế xe cứu thương hiện nay có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau, cụ thể: Xe cứu thương do Hàn Quốc sản xuất (Hyundai Starex) có tổng chiều cao 2,1m; nhưng xe cứu thương do Mỹ và Nhật sản xuất (Ford Transit, Toyota Hiace) vẫn có trọng tải dưới 7 chỗ lại có tổng chiều cao 2,4m.
Và như vậy bằng việc đặt barie khống chế chiều cao dưới 2,1m đã làm hai loại xe cứu thương bao gồm Ford Transit và Toyota Hiace mặc dù không thuộc đối tượng bị cấm nhưng cũng không thể qua lại được.