KHAI THỊ ĐẦU ĐÀ ĐẠO GIẢ CHÍ THÀNH

Một phần của tài liệu Trung Phong Phap Ngu - Nguyen Chanh Dich (Trang 34 - 35)

Muốn là người học đạo chân chánh có bản sắc, cần phải chịu được sự lao nhọc, cam được sự đạm bạc, nhẫn được sự đói lạnh; giữ được sự nghèo khổ, đảm đương được nhiệm vụ nặng, quên được danh lợi, bỏ được ân ái, trì được giới luật, làm được công phu, liễu được sanh tử, tham được thiền đạo, ngộ được Phật pháp. Những sự nghiệp nầy một vai gánh vác được rồi, lại còn cần ông chẳng thấy cái dở của người, chẳng ỷ cái hay của mình, chẳng khoe kiến văn của mình, chẳng bị thanh sắc làm mê hoặc, trong 24 tiếng đồng hồ đóng hai miếng da miệng lại, dựng đứng chí nguyện muôn năm một niệm, thường giữ chánh niệm, thủ hộ thân tâm chẳng rơi vào cảnh duyên, chẳng sanh yêu ghét. Nếu như hạnh đó chẳng dời, giữ đó chẳng đổi thì một cành hoa giơ lên trong hội Linh Sơn, sẽ chẳng nhường lão Ẩm Quang (Ngài Ca Diếp) mỉm cười ở trước trăm vạn Đại Chúng, mới chẳng cô phụ ông lìa cha mẹ, bỏ thế duyên, cạo râu

tóc, mặc áo rách, hành khổ hạnh làm người học đạo. Nếu như chẳng được như vậy thì miệng ăn cơm của người, thân mặc áo của người, đầu đội mái nhà của người, chân đạp trên đất của người, ngây ngây chẳng tỉnh, ngốc ngốc chẳng biết, một báo thân nầy bỗng kết thúc phải thay hình đổi dạng trả nợ cho thí chủ, lưu chuyển, luân hồi, có ích gì đối với lý đạo đâu.

Đạo giả Chí Thành viết thư cầu pháp ngữ để cảnh sách suốt đời. Tôi nói kệ khai-thị :

Tham thiền học đạo muốn mong thành Kiếm bén băng trơn bước một mình Đi đến cùng đường quay đầu lại Nghe ba tiếng bảng xả tham thiền.

---o0o---

Một phần của tài liệu Trung Phong Phap Ngu - Nguyen Chanh Dich (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)